Ngày 17-4, phiên đấu thầu vàng miếng thứ 8 của Ngân hàng (NH) Nhà nước tiếp tục đắt khách với 39.700 lượng vàng được bơm ra thị trường trong tổng số 40.000 lượng vàng được chào thầu. Mức giá sàn NH Nhà nước đưa ra là 40,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá bán ra trên thị trường cùng thời điểm 100.000 đồng/lượng nhưng cao hơn giá mua vào đến 600.000 đồng/lượng.
Càng đấu thầu càng chênh lệch lớn
Điều dư luận quan tâm hiện nay là qua 8 phiên đấu thầu với một số lượng vàng cực lớn được bơm ra thị trường, khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới không được thu hẹp mà ngày càng dãn rộng. Trước khi NH Nhà nước tổ chức đấu thầu, giá vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 2,6 triệu đồng/lượng. Sau phiên đầu tiên ngày 28-3, mức giá sàn đưa ra cao hơn giá thị trường, chênh lệch lập tức được nâng lên 3,2 triệu đồng/lượng. Kể từ cuối tuần qua đến nay, khi “bong bóng giá vàng” thế giới “nổ” kéo giá vàng trong nước giảm sâu, khoảng cách giữa 2 đầu giá được đẩy lên mức kỷ lục hơn 6 triệu đồng/lượng và giữ nguyên cho đến nay.
Sau các phiên đấu thầu của NH Nhà nước, giá vàng trên thị trường thường bị đẩy lên cao hoặc bị neo giá thay vì giảm theo đà biến động của giá thế giới. Chẳng hạn, phiên đấu thầu ngày 16-4, có 25.700 lượng vàng được đặt mua với giá trúng thầu từ 38,7 - 38,92 triệu đồng/lượng nhưng giá thị trường sau đó lên tới 41,5 triệu đồng/lượng. Tính ra, các đơn vị trúng thầu đã “bỏ túi” hơn 66,8 tỉ đồng chênh lệch. Đến phiên ngày 17-4, sau kết quả trúng thầu, giá vàng trên thị trường cũng lập tức được đẩy lên cao. Cuối ngày 17-4, giá vàng SJC ở mức 41,35 triệu đồng/lượng, cao hơn giá trúng thầu trong buổi sáng từ 550.000 - 640.000 đồng/lượng. Với 39.700 lượng trúng thầu, các đơn vị tham gia tiếp tục kiếm lời hơn 19 tỉ đồng.
Nên sớm chấm dứt đấu thầu
Sau phiên đấu thầu thứ 5, NH Nhà nước cho biết đã thực hiện tăng cung vàng miếng, từng bước cân bằng cung - cầu vàng miếng trên thị trường khi giá quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Theo NH Nhà nước, lượng vàng miếng trúng thầu của các đơn vị được sử dụng để bán ra thị trường và một phần dùng để tất toán số dư vàng huy động của một số tổ chức tín dụng, góp phần làm giảm áp lực mua vàng trên thị trường.
Tiếp đến phiên đấu thầu thứ 8, dù mục tiêu ban đầu là kéo sát giá vàng trong nước về với thế giới đã trở nên quá xa vời nhưng NH Nhà nước vẫn khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn để bình ổn thị trường. Dù vậy, giá vàng trong nước không những thu hẹp với thế giới qua các phiên đấu thầu mà còn nảy sinh tác dụng ngược. Cụ thể, sau mỗi phiên đấu thầu, giá sàn của NH Nhà nước đưa ra mặc nhiên được ấn định là mức giá của thị trường. Các đơn vị trúng thầu tiếp tục “đẩy” giá lên thêm một bước nữa bởi không thể bán thấp hơn để chịu lỗ. Quan trọng hơn, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đạt Chí cho rằng NH Nhà nước cần sớm ra chính sách khác để quản lý thị trường vàng thay vì cứ đấu thầu hết phiên này đến phiên khác trong khi mục tiêu đặt ra không đạt. NH Nhà nước cũng không thể liên tục dùng ngoại tệ để nhập khẩu vàng về bán như nhà kinh doanh vàng, có thể gây rủi ro cho dự trữ ngoại hối của Nhà nước.
Nhiều nước thả nổi thị trường vàng Khoảng cuối thập niên 1960, Ấn Độ cũng đưa ra hàng loạt chính sách để quản lý thị trường vàng. NH trung ương quốc gia này muốn quản lý vàng bằng rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng đều thất bại. Đến nay, Ấn Độ đã thả nổi thị trường vàng và chỉ quản lý bằng thuế suất nhập khẩu vàng khi nâng mức thuế lên 50%. Ngay cả Trung Quốc, cách đây 10 năm, cũng cố gắng kiểm soát thị trường vàng theo hướng độc quyền, ấn định giá vàng nhưng không thành công và hiện cũng thả nổi thị trường vàng. |
-
6 công ty bầu Kiên nợ ACB hơn 7.400 tỷ đồng
Ngân hàng Á Châu hiện cũng có dư nợ hơn 900 tỷ đồng đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo báo cáo tài chính vừa được công bố.
-
Giá vàng sẽ tiếp tục lao dốc xuống 37,1 triệu đồng/lượng?
-Nhiều dự báo cho rằng, tuần tới giá vàng có thể trở lại mốc thấp 1.478 USD/oz, mức cao nhất khó qua 1.525 USD/oz.
-
Thị trường trái phiếu sôi động: Tìm đầu ra cho nguồn vốn ứ đọng
Trong bối cảnh sức mua của thị trường suy giảm, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp (DN) quá lớn, tỷ lệ nợ xấu cao, nguồn vốn ứ đọng tại các ngân hàng đã đổ vào trái phiếu và tín phiếu. Các chuyên gia cho rằng, đây là lựa chọn hợp lý của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh DN chưa muốn vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh (SXKD) do sức mua trên thị trường còn yếu và nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. <br/br>