Thị trường “đất nền” Thái Nguyên gây sốt
Thời gian gần đây, thị trường đất nền tại Thái Nguyên đang trên đà tăng trưởng và hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư. Nhiều dự án ra mắt chưa đầy 2 tháng đã tiêu thụ đến 70 – 80%, thậm chí là "cháy hàng".
Các chuyên gia Bất động sản nhận định, “cơn sốt” đất nền tại Thái Nguyên được hình thành do những giá trị mà đất nền khu vực này đang sở hữu và được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng.
Thành phố thái nguyên có quy hoạch đồng bộ và kết nối hoàn thiện.
Nằm cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, Tỉnh Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, “vùng đất chè” này còn sở hữu cơ sở hạ tầng tốt với hệ thống giao thông thuận tiện, trong đó phải kể đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đại lộ Đông Tây và đường vành đai 5 đang được quy hoạch và dự kiến xây dựng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng là địa phương có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Nhiều khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Sông Công I (195 ha), Khu công nghiệp Sông Công II (250 ha), Khu công nghiệp Nam Phổ Yên (120 ha), Khu công nghiệp Yên Bình (400 ha), Khu công nghiệp Điềm Thụy (350 ha), Khu công nghiệp Quyết Thắng (105 ha)... Trong đó, có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là Sông Công I, Nam Phổ Yên, Yên Bình và Điềm Thụy, thu hút được 163 dự án, gồm 83 dự án FDI và 80 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký tương ứng khoảng 7 tỷ USD và trên 11.000 tỷ đồng.
Sự đầu tư của Tập đoàn Samsung vào 2 nhà máy SEVT và SEMV cũng thu hút lượng lớn chuyên gia, quản lý trong, ngoài nước và hàng nghìn công nhân từ các địa phương khác đến làm việc, tạo ra sức cầu lớn về nhà ở. Tất cả các yếu tố trên tạo động lực lớn để thị trường bất động sản nơi đây phát triển.
Sôi động thị trường Bất động sản ở TP. Sông Công (Thái Nguyên)
Không chỉ TP. Thái Nguyên, sự sôi động của bất động sản Thái Nguyên còn lan sang TP. Sông Công.
Với vị trí đắc địa, cùng các nút giao thông chính như Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều…, Sông Công là điểm kết nối giữa tỉnh Thái Nguyên với Hà Nội và các đô thị xung quanh. Thêm vào đó, TP. Sông Công trong những năm qua còn có sự tăng trưởng vượt trội về giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất, giá trị hàng hóa bán lẻ và mức thu nhập bình quân đầu người. Các tiện ích cộng đồng đầy đủ và chất lượng về y tế, giáo dục, thương mại, văn hóa…, đã góp phần biến TP. Sông Công trở thành mảnh đất lý tưởng cho nhiều cư dân nhập cư.
Các chuyên gia bất động sản nhận định, TP Sông Công là khu vực có tiềm năng lớn về thu hút đầu tư và phát triển, đặc biệt là phân khúc đất nền. Nhiều nhà đầu tư lớn đã mạnh tay bỏ vốn thực hiện các dự án quy mô như: dự án KĐT Hồng Vũ quy mô 58,4ha; dự án KĐT Kosy quy mô 38.78ha và khu dân cư mặt đường Thống Nhất quy mô hơn 100ha... và mới đây có dự án Diamond City đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng và nhà đầu tư.
Dự án này được xây dựng trên khu dân cư phường Cải Đan, thành phố Sông Công có vị trí địa lý khá thuận lợi khi tiếp giáp với đường Quốc lộ 3 ( định hướng xây dựng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), dễ dàng kết nối với trung tâm thành phố Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên.
Diamond city là dự án hấp dẫn khách đầu tư với mức giá chỉ 450 triệu/lô.
Dự án Diamond City được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt năm 2015. Đây là Dự án trọng điểm của thành phố Sông Công và tỉnh Thái Nguyên về đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh sống và giao lưu của cộng đồng cư dân trên địa bàn thành phố Sông Công.
Khu đô thị Diamond City không chỉ giải quyết bài toán về nhu cầu nhà ở mà còn được quy hoạch xây dựng theo hướng đô thị hiện đại, tạo thành một quần thể môi trường sống với đầy đủ tiện ích công cộng, trở thành những điểm sáng đô thị xanh, tạo diện mạo mới, góp phần vào hoàn thành mục tiêu xây dựng TP Sông Công thành đô thị loại II vào năm 2020.
-
Công ty thép 66 năm tuổi, là chủ đầu tư dự án gang thép 8.100 tỷ tại Thái Nguyên liên tiếp thua lỗ, tiền mặt còn chưa tới 2 tỷ
Thành lập năm 1959, Gang thép Thái Nguyên được coi là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn được chú ý khi là chủ đầu tư dự án Tisco 2 với tổng vốn đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng....
-
Dự án khu công nghiệp của Viglacera được tăng vốn đầu tư thêm gần 600 tỷ đồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 223 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II, diện tích 250ha, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên....
-
Thái Nguyên trao chứng nhận đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng cho Tập đoàn BMK
Sáng 20/1, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Yên Bình 3.