Khu đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai được tổ chức đấu giá lại. Ảnh: Tiền Phong
Phiên đấu giá năm 2024 từng khiến thị trường bất động sản ven đô "chấn động" khi giá đất bị đẩy lên mức quá cao, buộc chính quyền địa phương phải can thiệp, kiểm tra và giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn tình trạng trục lợi, gây xáo trộn thị trường.
Tại phiên đấu giá ngày 1/3, với mức giá khởi điểm từ 10,9 - 16,3 triệu đồng/m2, giá trúng cao nhất đạt 90,33 triệu đồng/m2, cao gấp 5,5 lần giá khởi điểm. Thửa đất có giá trúng cao nhất thuộc nhóm 1 (LK03-10) với diện tích 64,95m2, tương đương hơn 5,86 tỷ đồng/thửa. Các thửa đất khác có giá trúng dao động từ 59,9 - 87,3 triệu đồng/m2.
54 thửa đất được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 có 6 thửa đất, giá khởi điểm 16,3 triệu đồng/m2 (tăng 30% so với trước); Nhóm 2 có 24 thửa, giá khởi điểm 15,6 triệu đồng/m2; Nhóm 3 gồm 24 thửa, giá khởi điểm 10,9 triệu đồng/m2 (tăng 26% so với giá cũ). Khách hàng tham gia đấu giá theo nhóm bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp một vòng, số tiền đặt trước từ 130 - 265 triệu đồng mỗi thửa.
So với các phiên trước, phiên này thu hút khoảng 350 người tham gia. Tuy nhiên, một số khách hàng đánh giá mức trúng giá vẫn quá cao so với thị trường địa phương, dẫn đến việc nhiều người chủ động dừng tham gia đấu giá. Một số lo ngại nguy cơ bỏ cọc có thể tiếp diễn khi giá trúng lên tới 80 - 90 triệu đồng/m2, tương đương gần 10 tỷ đồng mỗi thửa đất.
Trước đó, vào ngày 16/11, huyện Thanh Oai đã tổ chức phiên đấu giá 25 lô đất, trong đó giá trúng cao nhất đạt 90,3 triệu đồng/m², gấp 17 lần so với giá khởi điểm. Lô đất này có diện tích 113,88 m², tương đương hơn 10,28 tỷ đồng.
Những mức giá trúng này cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư đối với thị trường bất động sản tại huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, mức giá cao cũng đặt ra thách thức về khả năng thanh toán và tiềm ẩn rủi ro bỏ cọc, như đã xảy ra trong các phiên đấu giá trước đó.
Theo kế hoạch, trong tháng 3, Hà Nội tiếp tục tổ chức nhiều phiên đấu giá đất. Cụ thể, ngày 7/3, huyện Phúc Thọ đấu giá 9 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc với diện tích từ 119 - 162,97m2, giá khởi điểm 23,4 triệu đồng/m2.
Ngày 14/3, huyện Mê Linh đấu giá 18 thửa đất tại Điểm X1, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, giá khởi điểm 5,6 triệu đồng/m2.
Thị xã Sơn Tây đấu giá 27 thửa đất thuộc khu Vân Gợi - Đồng Quân, diện tích từ 85 - 167m2, giá khởi điểm 16,698 triệu đồng/m2, bước giá 3 triệu đồng/m2; một thửa đất tại khu Tiền Huân, phường Viên Sơn có giá khởi điểm 10,35 triệu đồng/m2.
Trước đó, ngày 24/2, UBND huyện Phúc Thọ đã tổ chức đấu giá thành công 20 thửa đất tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Thọ Lộc với giá khởi điểm từ 19,8 - 25 triệu đồng/m2. Trong đó, thửa đất có giá trúng cao nhất đạt 46,8 triệu đồng/m2, các thửa còn lại dao động từ 23 - 41,2 triệu đồng/m2. So với năm 2024, số lượng người tham gia đấu giá giảm còn khoảng 100 người, mức giá trúng cũng "giảm nhiệt" nhưng vẫn dao động từ 52 - 75 triệu đồng/m2.
Dự báo về thị trường đất đấu giá ven đô thời gian tới, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho rằng, khi thị trường bất động sản dần phục hồi, nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm những khu vực có tiềm năng tăng giá thực sự thay vì chạy theo các phiên đấu giá mang tính đầu cơ. Các khu vực có hạ tầng tốt, gần trung tâm hoặc kết nối giao thông thuận lợi sẽ vẫn thu hút người mua.
Sau những phiên đấu giá kỷ lục năm 2024, mức giá trúng đấu giá gần đây đã có dấu hiệu "hạ nhiệt". Điều này cho thấy nhà đầu tư thận trọng hơn, ưu tiên các khu vực có giá hợp lý và có khả năng khai thác thực tế thay vì chạy theo cơn sốt đất.
Dự báo thời gian tới, thị trường có thể không còn những mức giá trúng đấu giá cao đột biến như trước. Nhà đầu tư sẽ cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền.
Những nơi có tiềm năng phát triển hạ tầng, gần khu công nghiệp, khu đô thị sẽ vẫn thu hút người mua, trong khi những khu vực xa trung tâm, thiếu tiện ích có thể kém hấp dẫn hơn.
Nhìn chung, đất đấu giá ven đô Hà Nội thời gian tới sẽ bớt "sốt ảo", trở nên thực tế và ổn định hơn. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ về vị trí, hạ tầng và tiềm năng khai thác thực tế trước khi tham gia đấu giá.
-
Đặt giá cao rồi bỏ cọc ở phiên đấu giá đất, có thể bị truy cứu hình sự
Việc tham gia đấu giá đất với mục đích gây rối loạn thị trường, đặc biệt là hành vi đặt giá cao rồi bỏ cọc, không thực hiện nghĩa vụ mua đất, không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
-
Đồng Nai dự tính thu hơn 11.500 tỷ từ đấu giá đất
Theo kế hoạch, nếu hoàn tất các thủ tục trong năm 2025, tỉnh Đồng Nai dự tính sẽ tổ chức đấu giá 31 khu đất thu về số tiền hơn 11.500 tỷ đồng.
-
Bất động sản 24h: Hưng Yên sắp đấu giá đất, giá khởi điểm từ 11 triệu đồng
Dự kiến tạo việc làm cho 8.000 lao động, nhà máy thép Dung Quất 2 đón tin vui từ quyết định mới của UBND tỉnh Quảng Ngãi; Hưng Yên lại chuẩn bị đấu giá gần 100 lô đất, khởi điểm cao nhất 25 triệu đồng/m2; Các ngân hàng cần hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Bắc Giang: Lô đất 154m² trúng đấu giá gần 7 tỷ đồng, gấp đôi giá khởi điểm
Cơn sốt đất đấu giá tiếp tục lan rộng khi một phiên đấu giá tại thị trấn Bắc Lý (Hiệp Hòa, Bắc Giang) ghi nhận mức trúng kỷ lục gần 7 tỷ đồng cho một lô đất diện tích chỉ 154m², tăng gấp đôi so với mức khởi điểm....
-
Đồng Nai thúc tiến độ đấu giá đất, dự kiến thu 21.000 tỷ trong năm 2025
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định về việc đôn đốc tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược thúc đẩy kinh tế của tỉnh trong năm 2025, với mục tiêu đạt tăng trưởng 10% theo yêu cầu c...
-
Đất đấu giá Ninh Bình tháng 4: 261 lô ra mắt, giá khởi điểm từ 5,7 triệu/m²
Trong tháng 4, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức đấu giá 261 lô đất tại hai huyện Yên Mô và Yên Khánh, với giá khởi điểm dao động từ 5,7 triệu đến 13,9 triệu đồng/m². Tổng giá trị khởi điểm của các lô đất lên tới hàng trăm tỷ đồng, thu hút sự quan tâm mạnh m...