Hình minh họa
UBND tỉnh Đăk Lăk mới đây đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất quy hoạch Buôn Ma Thuột là cảng hàng không quốc tế và thu hút đầu tư mở rộng theo hình thức xã hội hóa.
Tỉnh Đắk Lắk nêu rõ mục tiêu thu hút khách du lịch cao cấp và tổ chức sự kiện cấp vùng, quốc gia và quốc tế, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ liên quan đến cà phê, xây dựng hình ảnh "thành phố cà phê của thế giới".
Do đó, tỉnh đề xuất được đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột để phục vụ nhu cầu đón khách nước ngoài.
Trước đó, trong dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Bộ GTVT đề xuất mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột với quy mô gần gấp đôi hiện nay với diện tích là 464 ha, công suất đón 5 triệu khách đến năm 2030 và năm 2050 là 7 triệu. Tuy nhiên Bộ GTVT vẫn xác định cơ sở tại Buôn Ma Thuột là sân bay quốc nội.
Tỉnh Đắk Lắk nêu ý kiến, cho rằng con số tăng trưởng này sẽ bao gồm lượng lớn khách ngoại quốc, nên việc mở rộng hạ tầng và nâng cấp sân bay thành càng hàng không quốc tế là cần thiết.
Nếu đề xuất được chấp thuận, tỉnh Đắk Lắk sẽ khẩn trương triển khai xây dựng Đề án, gửi Bộ GTVT xem xét, trình Tổ công tác nghiên cứu xã hội hóa khai thác sân bay của Chính phủ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hiện tại, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk cấp sân bay cấp 4C với 5 vị trí đỗ máy bay, nhà ga hành khách đáp ứng công suất khai thác 2 triệu hành khách/năm. Năm 2019, sân bay này đón hơn 1 triệu khách; dự kiến năm 2022 sẽ phục vụ khoảng 1,4 triệu khách. Sân bay này đang khai thác các đường bay đi và đến bảy tỉnh, thành gồm TP.HCM, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Cần Thơ; chưa khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ.
Bên cạnh đó, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột chưa có nhà ga hàng hóa trong khi năm 2019 sản lượng hàng hóa thông qua cảng lên tới 6.634 tấn.
-
Đắk Lắk thu hút đầu tư ra sao sau khi dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Mê Thuột được phê duyệt?
9 tháng năm 2022, có 100 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk. Trong đó có những nhà đầu tư nhiều tiềm năng như Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel, Tập đoàn Xuân Thiện, Công ty CP tập đoàn T&T…
-
Lãnh đạo Quảng Trị muốn 3 năm nữa phải đưa sân bay 5.800 tỉ đồng vào vận hành
Lắng nghe Sở Giao thông vận tải báo cáo về việc triển khai dự án Cảng hàng không Quảng Trị, Chủ tịch tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan tập trung thực hiện những nhiệm vụ được phân công để đảm bảo tiến trình khởi công và triển khai thực hiện dự án,...
-
Mỹ đóng góp thêm 32 triệu USD vào dự án xử lí dioxin tại sân bay Biên Hòa
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trao một hợp đồng thầu trị giá 32 triệu USD cho Công ty Tetra Tech của Hoa Kỳ (Mỹ) trong khuôn khổ dự án xử lý dioxin ở trong và quanh sân bay Biên Hòa.
-
Năm 2024 sẽ khởi công dự án gần 2.000 tỉ đồng xây nhà ga sân bay ở Quảng Bình
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Đồng Hới yêu cầu mức vốn khoảng 1.844 tỉ đồng. Đến nay dự án đang bước vào giai đoạn thiết kế kiến trúc, dự kiến sẽ phê duyệt phương án đầu tư trong tháng 10/2023, tiến tới khởi công xây dựng năm 20...