Từ siêu xe biển số tứ quý 7
Năm 2008, trên một số tuyến phố tại TP.HCM, thỉnh thoảng người ta bắt gặp và trầm trồ với một chiếc siêu xe thương hiệu nổi tiếng Rolls-Royce Phantom mang biển số tứ quý 7. Đây là chiếc xe thứ 6 của thương hiệu này tại Việt Nam, nhưng lại là chiếc có giá trị cao nhất thời điểm đó với mức giá lên đến 1,4 triệu USD.
Bà Diệp và chiếc xe nổi tiếng một thời
Ai là chủ nhân của chiếc “xế hộp” siêu xa xỉ này? Đó là nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp, một doanh nhân đình đám thuộc lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM. Thời điểm đó, bà Diệp nắm trong tay nhiều quỹ đất tại trung tâm thành phố và từng hé lộ sở hữu khối tài sản lên đến 10.000 tỉ đồng.
Bà Diệp sinh năm 1948 tại phố biển Quy Nhơn, Bình Định. Bà tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 1971 sau đó công tác tại Chi nhánh Thủ công Mỹ nghệ Hải Phòng, Công ty Bao bì xuất khẩu của Bộ Ngoại Thương (thời điểm đó) tại TP.HCM.
Trong một lần mua đi bán lại một căn chung cư cũ tại quận 1, bà Diệp đã “bén duyên” với lĩnh vực bất động sản. Từ những vụ mua bán nhỏ, nữ đại gia này lần lượt tích lũy được nhiều tài sản và đất đai.
Bà Diệp sỡ hữu nhiều công ty và tài sản nhà đất có giá trị như Diep Bach Duong’s Senla Boutique (Senla Boutique); dự án Khách sạn, trung tâm hội nghị 179Bis Hai Bà Trưng (quận 3); 7 mặt bằng tại 31 Lê Duẩn (quận 1)...
Đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Là nữ đại gia sở hữu nhiều tài sản song trong quá trình kinh doanh bà Diệp cũng dính nhiều tai tiếng với những khoản nợ khổng lồ liên quan đến các ngân hàng.
Mới đây, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố bà Dương Thị Bạch Diệp về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ hoán đổi tài sản công tại Trung tâm ca nhạc nhẹ thuộc Sở Văn hóa TP.HCM với Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương. Vụ án này đã được khởi tố từ năm 2019.
Khu đất số 185 Hai Bà Trưng từng là trụ sở của Trung tâm ca nhạc nhẹ TP.HCM
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2007, Trung tâm ca nhạc nhẹ lúc đó đã bị xuống cấp nên lãnh đạo đơn vị này hợp tác với Công ty Diệp Bạch Dương của bà Diệp để đầu tư và nâng cấp mới.
Bà Diệp sau đó đã đề xuất với lãnh đạo trung tâm hoán đổi khu đất 185 Hai Bà Trưng (quận 3, TP.HCM) là trụ sở hiện tại của đơn vị này để xây dựng mới hoàn toàn mới trên khu đất tại số 57 Cao Thắng (quận 3, TP.HCM) và được phía trung tâm ca nhạc nhẹ đồng thuận.
Tuy nhiên, khi bà Diệp gửi đơn xin hoán đổi hai khu đất trên UBND TP.HCM đã không chấp thuận. Mặc dù vậy, nữ doanh nhân này vẫn đem khu đất 57 Cao Thắng thế chấp để xay tiền tại ngân hàng Agribank TP.HCM.
Một thời gian sau, việc hoán đổi khu đất hai khu đất được chấp thuận mà người đặt bút ký phê duyệt là ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch TP.HCM thời điểm đó.
Sau khi được chấp thuận hoán đổi, bà Diệp lại mang quyền sở hữu tài sản 185 Hai Bà Trưng thế chấp tại Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập vào Sacombank), nhưng không rút thủ tục thế chấp tài sản 57 Cao Thắng tại Agribank TP.HCM để bàn giao cho Trung tâm ca nhạc nhẹ.
Theo cơ quan điều tra, hành vi của bà Diệp đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn Phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài đã mắc sai phạm trong vụ bà Diệp lừa hoán đổi tài sản công gây thiệt hại 352 tỉ đồng.
-
Công ty của 'đại gia' Bạch Diệp có hàng ngàn tỉ đồng nợ xấu
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, Công ty Diệp Bạch Dương của bà Dương Thị Bạch Diệp đang có khoản nợ xấu hàng ngàn tỉ đồng tại một ngân hàng.
-
Hà Nội chấm dứt tình trạng sử dụng đất công để cho thuê trái quy định, xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra vi phạm
Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố. Đồng thời chấm dứt tình trạng sử dụng tài sản công để cho thuê, cho mượn trái quy định…...
-
Kiểm soát chặt việc sử dụng nhà, đất công
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 1076 gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt là việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết....
-
Chậm di dời trụ sở bộ, ngành, Bộ Xây dựng thừa nhận đôn đốc, giám sát chưa hiệu quả
Trước thực trạng chậm di dời trụ sở bộ, ngành, cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô, Bộ Xây dựng thừa nhận công tác giám sát, đôn đốc chưa thực sự hiệu quả.