Ảnh minh hoạ.
Số tiền mà Chứng khoán Vietinbank dự kiến vay Đầu tư Sài Gòn VRG trong ngắn hạn là 2.000 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản vay đang còn dư nợ).
Đầu tư Sài Gòn VRG được thành lập từ tháng 10/2007, bởi các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cao su và các cá nhân. Đến tháng 1/2019, Đầu tư Sài Gòn VRG được chấp thuận trở thành công ty đại chúng và chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM vào tháng 6/2019.
Theo báo cáo bạch phục vụ niêm yết cổ phiếu, tại ngày 29/6/2023, Đầu tư Sài Gòn VRG có 4 cổ đông lớn gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị An Lộc (19,93%), Trần Mạnh Hùng (10,27%), Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC, 9,06%) và Lữ Thanh Nhã (7,52%). Cổ đông sáng lập là GVR chỉ còn giữ 1,77% vốn của công ty.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của SIP là đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) và khu dân cư. Hiện tại, công ty đang là chủ đầu tư trực tiếp của hai khu công nghiệp là KCN Đông Nam tại huyện Củ Chi, TP HCM (286,76 ha), KCN Phước Đông tại Tây Ninh (2.190 ha) và KCN Lê Minh Xuân III thuộc tại huyện Bình Chánh, TP HCM (220 ha).
Công ty cũng đầu tư vào KCN Lộc An - Bình Sơn (496,77 ha) tại tỉnh Đồng Nai thông qua nắm giữ 69% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành.
Ngoài ra, SIP còn tham gia hoạt động khai thác cảng Thanh Phước, tỉnh Tây Ninh thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Cảng & Dịch vụ Logistics VRG Thanh Phước, có vốn điều lệ 226,3 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), quỹ đất còn lại có thể cho thuê của SIP lên tới 1.070ha, cho phép doanh nghiệp này tạo ra dòng tiền 36.533 tỉ đồng trong 10 năm tới.
Từ 2015 đến nay, doanh thu của SIP liên tục tăng trưởng; lợi nhuận vài năm qua cũng duy trì ở mức trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SIP thu về 186,7 tỷ đồng lãi tiền gửi và lãi cho vay.
-
100% các khu công nghiệp tại Hà Nội sẽ xây dựng nhà ở công nhân vào năm 2030
Theo Kế hoạch triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.