AEON cũng có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam như thủy sản, hàng may mặc ... sang Nhật Bản.
Tại buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn AEON ngày 23.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh của AEON, khẳng định Việt Nam ủng hộ mục tiêu mở rộng kinh doanh của tập đoàn tại Việt Nam.
Thị trường bán lẻ Việt Nam hết sức tiềm năng, AEON có thể mở rộng hệ thống kinh doanh đồng thời với việc thu mua các loại hàng hóa tại nhiều địa phương khắp Bắc, Trung, Nam như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, ĐBSCL…
Ngày 23.11 tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Motoya Okada, Chủ tịch Tập đoàn AEON. Ảnh: VGP
Thủ tướng cũng đánh giá cao kế hoạch của AEON nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và quốc tế. Đây là phương án rất phù hợp và kịp thời vì hàng “Made in Vietnam” có lợi thế lớn nhờ Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do.
Thủ tướng mong muốn các hoạt động của AEON sẽ góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị của hệ thống bán lẻ Việt Nam.
AEON là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới, doanh thu năm 2020 đạt khoảng 75 tỷ USD. Aeon bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2014 và tính đến nay đã đầu tư 1,18 tỷ USD.
Hiện AEON có 6 trung tâm thương mại (TTTM) đã đi vào hoạt động ở Việt Nam, gồm: AEON Mall Tân Phú Celadon, AEON Mall Bình Tân (TP HCM); AEON Mall Bình Dương Canary (tỉnh Bình Dương); AEON Mall Long Biên, AEON Mall Hà Đông (TP Hà Nội); AEON Mall Hải Phòng Lê Chân (TP Hải Phòng).
Hiện AEON có 6 trung tâm thương mại (TTTM) đã đi vào hoạt động ở Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp này đã chốt vị trí xây dựng AEON Mall Hoàng Mai (Hà Nội) sau ga Giáp Bát và đang nghiên cứu vị trí để đầu tư ba trung tâm khác tại TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) và TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
Những khu vực mà đại gia bán lẻ Nhật Bản chọn xây trung tâm thương mại tại Việt Nam đều là những mảnh đất rộng lớn ở vị trí đẹp và chưa có công trình xây dựng kiên cố trên đất. Những vị trí này thường giúp cho AEON đón đầu xu hướng mở rộng đô thị, tăng dân số ngoại thành tại các đô thị lớn.
Về kết quả kinh doanh, từ năm 2016 đến năm 2019, doanh thu thuần của AEON tại Việt Nam này tăng gần 70%, từ 3.883 tỷ đồng lên 6.553 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tanwgg trưởng mạnh, từ 54 tỷ đồng lên 245,6 tỷ đồng. Thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của AEON Việt Nam đã cán mốc 10.434 tỷ đồng.
-
Bổ nhiệm tổng giám đốc mới, AEON đang toan tính gì ở thị trường Việt Nam?
CafeLand - Ngày 14/6, Công ty TNHH AEON Việt Nam (AEON Việt Nam) công bố tổng giám đốc mới - ông Furusawa Yasuyuki.








-
Hà Nội thêm hơn 321.000 căn hộ vào kế hoạch phát triển nhà ở
Hà Nội vừa bổ sung nguồn cung nhà ở, với việc cập nhật 237 dự án nhà ở thương mại và nhà ở xã hội vào Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, hứa hẹn đưa ra thị trường hơn 321.000 căn hộ trong những năm tới....
-
Hà Nội dự kiến có “phường đặc biệt” sau sắp xếp
Hà Nội dự kiến thành lập đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành.
-
Gần 1,7 triệu thửa đất tại Hà Nội đã được cấp sổ
Hà Nội đang tiến rất gần mục tiêu hoàn tất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.