Nhếch nhác khu tái định cư Phạm Hồng Thái.Ảnh: Lâm Viên
Khu dân cư tái định cư Phạm Hồng Thái được UBND TP.Đà Lạt phê duyệt quy hoạch ngày 25.2.2009, với tổng diện tích 10,5ha. Trong đó diện tích đất ở gần 3,3 ha gồm: 204 lô nhà liền kề có sân vườn, 44 lô nhà biệt lập. Bên cạnh đó có hơn 1 ha xây dựng chung cư bố trí chỗ ở cho 150 hộ.
Chờ gần 10 năm được nhận đất nhưng ông Hiệp vẫn chưa thể xây nhà để ở.Ảnh: Lâm Viên
Nhận đất vẫn phải ở nhà thuê
Thế những đến cuối tháng 10.2017, Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP.Đà Lạt mới khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông, san nền và cải tạo suối. Đến cuối tháng 9.2019, các hộ bị thu hồi đất mới được giao đất để tái định cư, nhưng lại chưa thể xây dựng, vẫn tiếp tục chịu cảnh thuê nhà để ở tạm.
Hàng trăm hộ dân mong sớm có nguồn điện nước để xây nhà ổn định chỗ ở.Ảnh: Lâm Viên
Ông Nguyễn Hiệp (57 tuổi) cho biết gia đình ông có 4 người, bị thu hồi nhà đất từ năm 2011, từ đó đến nay phải thuê nhà để ở. Tuy TP.Đà Lạt có hỗ trợ tiền thuê nhà 500.000 đồng/người/ tháng nhưng vẫn không đủ chi phí. Gia đình ông mới được giao lô đất 87m2 nhưng chưa thể xây dựng nhà ở vì đất chưa có sổ, chưa có hệ thống điện, nước, thoát nước.
Được nhận đất nhưng chỉ để... ngắm.Ảnh: Lâm Viên
Bà Lê Thị Kim Phượng (52 tuổi) nói: “Được nhận đất tái định cư chúng tôi rất mừng, nhưng việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ nên chưa thể xây nhà, vẫn phải chịu cảnh ở nhà thuê”. Tương tự, gia đình anh Phạm Bảo Trung được cơ quan chức năng cắm ranh giao lô tái định cư biệt lập 253m2 nhưng theo anh Trung: “Chỉ biết đứng ngắm chứ chưa thể xây dựng nhà ở”. Hàng trăm hộ dân có đất tái định cư ở khu Phạm Hồng Thái đều mong muốn chính quyền thành phố sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cấp sổ để họ xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống.
Cơ quan chức năng nói gì?
Ông Nguyễn Xuân Lập, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP.Đà Lạt, cho biết TP. Đà Lạt nhiều lần có văn bản báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng và đề xuất việc sớm lắp đặt hệ thống điện, nước cho khu tái định cư Phạm Hồng Thái. Thành phố cũng mời hai ngành điện và nước họp bàn, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hai đơn vị trên triển khai lắp đặt.
Khu dân cư chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.Ảnh: Lâm Viên
Trả lời Thanh Niên, ông Võ Quốc Trang, Giám đốc Công ty CP Cấp thoát nước Lâm Đồng, cho biết: “Chúng tôi rất hiểu nỗi niềm của người dân và đang chờ bên TP.Đà Lạt bàn giao mặt bằng cùng bản vẽ chi tiết các lô đất trong khu quy hoạch để thiết kế và lắp đặt hệ thống cấp nước sạch”.
Theo ông Trang, công ty sẽ bỏ vốn đầu tư toàn bộ hệ thống chung; việc triển khai lắp đặt sẽ theo từng giai đoạn nhưng phải kéo dài đến năm 2020 mới có thể hoàn thành.
Chưa thể xây nhà ở vì chưa có hệ thống điện nước.Ảnh: Lâm Viên
Còn ông Thái Đắc Toàn, Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng, cho biết đơn vị này đang tổ chức đấu thầu lắp đặt trạm hạ thế cho khu tái định cư Phạm Hồng Thái, đồng thời sẽ kéo đường trục hạ thế vào khu quy hoạch. Công ty phải vay vốn lắp đặt hệ thống này. Với các đường điện nhánh thì chủ đầu tư dự án phải bỏ tiền để kéo về cho các hộ.
Cũng theo ông Toàn, nếu hộ nào có nhu cầu kéo điện để xây dựng nhà ở trước khi thi công trạm hạ thế công ty sẽ tạo điều kiện kéo tạm đường điện từ chung cư Yersin phục vụ các hộ.
-
Một doanh nghiệp muốn nghiên cứu đầu tư dự án quy mô lớn tại thành phố Đà Lạt
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo về việc xem xét đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án tại Phường 8, thành phố Đà Lạt.
-
Trình HĐND tỉnh Lâm Đồng thông qua đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Tờ trình số 8216/TTr-UBND gửi đến HĐND tỉnh Lâm Đồng về việc đề nghị thông qua đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045....
-
Sắp trình HĐND tỉnh Lâm Đồng thông qua đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo về việc gia hạn thời gian báo cáo, rà soát nội dung đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 (điều chỉnh QHC 704)....