Đá granite bị áp thuế chống bán phá giá có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước do mất thị trường tiêu thụ
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với đá granite nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong bản kết luận cuối cùng, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ xác định có 5 nhà sản xuất/xuất khẩu đã hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra. Trong đó, có 2 công ty được xác định là có cơ sở sản xuất tại Việt Nam và tự tiến hành sản xuất sản phẩm. 3 công ty còn lại cũng có cơ sở sản xuất và tiến hành sản xuất tại Việt Nam, tuy nhiên một số thông tin do các công ty này cung cấp lại không được chứng thực.
Trên cơ sở tài liệu và kết quả thẩm tra tại chỗ, Thổ Nhĩ Kỳ kết luận rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam (ngoại trừ hai công ty được xác định là tự tiến hành sản xuất đã nêu ở trên) đã thực hiện hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng đối với sản phẩm đá granite nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, mức thuế chống bán phá giá đang áp dụng với đá granite nhập khẩu từ Trung Quốc (174 USD/tấn) cũng sẽ được áp dụng đối với đá granite nhập khẩu từ Việt Nam, trừ các giao dịch có liên quan đến sản phẩm sản xuất bởi hai công ty này.
Ngoài ra, những thay đổi về mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với Trung Quốc cũng sẽ được áp dụng đối với Việt Nam.
Trước đó, ngày 12/12/2014 Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng điều tra vụ việc trên để xem xét liệu ở Việt Nam có tồn tại việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá với đá granite của Trung Quốc không.
Đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ điều tra hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Gần đây, nước này tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với đá granite, ống thép hàn không gỉ cuộn cán nguội, các sản phẩm bộ đồ ăn, đồ dùng nhà bếp bằng gốm, sứ nhập khẩu từ Việt Nam.
Đáng chú ý, trong các vụ kiện gần đây đều thấy Trung Quốc bị kiện kèm. Theo một số chuyên gia trong ngành, khi các sản phẩm này từ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp của họ sẽ chuyển sang thành lập công ty mới ở các nước chưa bị áp thuế để lẩn trốn thuế mà chủ yếu là Việt Nam. Điều này không chỉ gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước do mất thị trường tiêu thụ mà còn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung.
-
Ống thép Việt Nam tiếp tục bị điều tra ở Mỹ
CafeLand – Trong số 5 nước có sản phẩm ống thép cuộn cacbon nhập khẩu vào Mỹ bị điều tra chống bán phá giá, chỉ duy nhất Philippines được loại trừ. Việt Nam và các nước còn lại vẫn nằm trong danh sách tiếp tục bị điều tra. Dự kiến, kết luận sơ bộ về thuế chống bán phá giá sẽ được xác định vào khoảng ngày 5/4/2016.
-
Năm 2015 tôn, thép “kiệt sức” vì bị kiện
CafeLand – Trong năm 2015, tôn, thép là 2 trong số những mặt hàng rơi vào danh sách bị kiện bán phá giá nhiều nhất. Các vụ kiện kéo dài không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế mà còn khiến các doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ mất thị trường, giảm xuất khẩu ra thế giới.
-
Việt Nam bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá thép với biên độ cao nhất
CafeLand – Trong số 5 nước mà các doanh nghiệp thép nội địa Hoa Kỳ kiện bán phá giá, Việt Nam là nước bị cáo buộc bán phá giá với biên độ cao nhất, ở mức 113,18%.
-
3 công ty thép Việt Nam bị Mỹ kiện bán phá giá
CafeLand – Doanh nghiệp thép nội địa Mỹ vừa nộp đơn kiện chống bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn cacbon đối với 3 công ty Việt Nam. Nếu được khởi xướng, đây sẽ là vụ kiện thứ 2 của Mỹ đối với sản phẩm này và là lần thứ 6 các sản phẩm thép nói chung của Việt Nam bị kiện trong năm 2015.