Trong ảnh: Một chung cư cao cấp đang hình thành tại quận 7 - TPHCM Ảnh: HỒNG THÚY
Phát hiện nhiều sai phạm của chủ đầu tư
Nhiều người dân cho biết khi thắc mắc về giấy chủ quyền nhà ở với các chủ đầu tư thì hầu hết đều nhận được câu trả lời “đang làm”, “chờ Nhà nước”. Tuy nhiên, theo như đại diện Sở TN-MT TPHCM: “Khi hỏi đến trách nhiệm, hầu như chủ đầu tư nào cũng đổ cho cơ quan Nhà nước nhưng đa phần là lỗi xuất phát từ họ. Chúng tôi đã nhiều lần thúc giục nhưng họ vẫn lần lữa không xử lý, vì sợ lòi ra các sai phạm nên đành từ từ giải quyết để người dân bức xúc và phản ánh bắt buộc Nhà nước phải thực hiện đồng loạt”.
Cá biệt hơn, có những chủ đầu tư đã thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng để vay tiền phát triển dự án và đến nay chưa hoàn thành việc hoàn nợ cho ngân hàng nên sổ đỏ bị ngân hàng giữ không thể hoàn thành việc nộp hồ sơ ra chủ quyền nhà cho người dân. Tình trạng này đang ngày càng nhiều hơn, nhất là trong giai đoạn bất động sản khủng hoảng như những năm vừa qua.
Quản lý Nhà nước cũng có lỗi
Để dẫn đến tình trạng này, bên cạnh việc nhiều chủ đầu tư không tuân thủ luật pháp, thiếu tôn trọng khách hàng thì về phần quản lý Nhà nước cũng cho thấy việc cấp phép phát triển dự án bất động sản quá nóng và thiếu đi sự kiểm tra sát sao trong một thời gian dài nên đã mang đến hệ lụy này. Và cả người dân - những người mua nhà - cũng không phải không gánh một phần trách nhiệm, dù không lớn. Việc tranh mua, đầu cơ, không tìm hiểu rõ dự án trước khi mua cũng như thiếu áp lực mạnh với các chủ đầu tư trong việc cấp chủ quyền cũng làm cho việc “ngâm” sổ đỏ càng trở nên nghiêm trọng.
Lượng nhà được cấp giấy chủ quyền mới đạt 19,3% Theo báo cáo của Bộ TN-MT, tại 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và TPHCM từ năm 2001 đến nay đã phát triển 952 dự án nhà ở, với tổng số căn hộ chung cư và nhà liền kề được duyệt khoảng 330.000 căn. Tuy nhiên, số căn nhà được cấp giấy chủ quyền chỉ là 64.400 căn, đạt 19,3%. Theo ý kiến của các chuyên gia, khi đi mua nhà đất, người dân cần tỉnh táo với tình trạng “xây ảo, bán thật” như thời kỳ hoàng kim của bất động sản vài năm trước đây. Khi mua nhà cần phải yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ cấp giấy chứng nhận ngay cho người mua nhà để tránh trường hợp chủ đầu tư cố tình ngâm sổ đỏ của người dân để thế chấp vay vốn ngân hàng và cũng tránh các rủi ro sau này. Thay vì chờ người khác cứu thì phải tự cứu chính mình. |
-
Chia nhỏ diện tích, nhà chung cư vẫn ế?
Hàng loạt “ông lớn” bất động sản chuyển sang xây nhà ở xã hội – phân khúc bị “ghẻ lạnh” suốt thời gian thị trường sôi động. Tuy nhiên, chính khi còn trên giấy, các dự án nhà ở xã hội với diện tích nhỏ, giá thấp có nguy cơ đối mặt với việc tồn kho, như tình trạng nhà thương mại giá thấp hiện đang phải gồng lên chịu đựng. <br/br>
-
Nhà ở thương mại bình dân không sợ cạnh tranh
Với nhiều chính sách ưu đãi, nhà ở xã hội được dự báo sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký của nhà ở thương mại giá thấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đầu tư phân khúc nhà ở thương mại giá thấp lại không lo lắng về điều này. <br/br>
-
'Tôi sững sờ với giá nhà Việt Nam'
Trao đổi với báo chí về việc giải cứu thị trường, ông Sam Cucurullo, chuyên gia Quản lý bất động sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho rằng Việt Nam cần một cơ quan thẩm định tầm Chính phủ để tránh giá nhà ảo. <br/br>