Với bước đà vững chắc, cuối năm 2020, BĐS Hải Phòng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến sầm uất, sôi động và đầy cơ hội cho các nhà đầu tư.
Hải Phòng - “Miền đất hứa” đầy tiềm năng của các nhà đầu tư
Tại chương trình tọa đàm “Bất động sản Hải Phòng 2020 – Cơ hội lớn cho các nhà đầu tư”, ông Nguyễn Ngọc Thành – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng cũng đã nhận định, trong 5 năm gần đây, tổng mức đầu tư của các dự án BĐS trên địa bàn tăng trên 10 lần so với những năm trước 2015, tỷ lệ tăng trưởng đạt bình quân hàng năm trên 25%.
Thực tế đã chứng minh, trong thời gian qua, nhiều “ông lớn” BĐS tiếp tục đầu tư hàng trăm tỉ hay hàng nghìn tỉ đồng vào thị trường Hải Phòng. Trong đó phải kể đến: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hoàng Huy, Tập đoàn Him Lam, Tập đoàn Geleximco, …
Thị trường BĐS Hải Phòng sôi động với sự đổ bộ của nhiều “ông lớn” (nguồn: Internet).
Không hà cớ gì các “ông lớn” BĐS lại đổ bộ vào thị trường Hải Phòng, hầu hết, mỗi đường đi nước bước của họ đều được tính toán kỹ lưỡng. Để đầu tư vào thị trường Hải Phòng hay bất kỳ một thị trường nào đó, họ đều nghiên cứu chi tiết các yếu tố an toàn của hiện tại và tiềm năng trong tương lai để tạo tính thanh khoản tốt cho sản phẩm như: tốc độ phát triển, yếu tố đột phá về hạ tầng, chính sách từ địa phương, …
Và khi nghiên cứu về thị trường Hải Phòng, nhìn nhận từ các yếu tố thực tế, các “ông lớn” đều nhận thấy sự phát triển hiện tại chưa tương xứng so với tiềm năng của mảnh đất vàng này. Họ cũng cho rằng, BĐS Hải Phòng là “kho báu” cho các nhà đầu tư biết chớp thời cơ.
Vén màn các “ông lớn” đổ bộ thị trường BĐS Hải Phòng
Các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cho rằng, đầu tư BĐS dài hạn phải có cái nhìn xa. Tại thị trường Hải Phòng nhiều tiềm năng, nhà đầu tư cũng đã nhìn thấy những cơ hội và định hướng của sự phát triển dài hạn. Đây cũng chính là các yếu tố thu hút nhiều “ông lớn” đổ bộ vào thị trường BĐS Hải Phòng.
Thứ nhất, sự tăng nhiệt của thị trường BĐS Hải Phòng nhờ sức bật từ cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ. Hệ thống hạ tầng giao thông trong khu vực đang “trỗi dậy” với nhiều công trình tiêu biểu như: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Hải Phòng – Quảng Ninh; dự án xây dựng cầu Tân Vũ – Lạch Huyện; dự án chỉnh trang sông Tam Bạc; dự án đầu tư xây dựng trục đường Hồ Sen – Cầu Rào 2; dự án đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính – chính trị thành phố tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm Cảng hàng không quốc tế Cát Bi được nâng cấp; … Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông đường hàng không, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường thủy ngày càng kiện toàn đã đưa Hải Phòng trở thành một trong những cửa ngõ quốc tế quan trọng của đất nước.
Hạ tầng giao thông tại Hải Phòng ngày càng kiện toàn là yếu tố thu hút các “ông lớn” BĐS (nguồn: Internet).
Thứ hai, BĐS tại Hải Phòng phát triển bền vững và hướng tới nhu cầu thật. Để chứng minh đây là yếu tố thu hút các “ông lớn” BĐS, các chuyên gia đã đưa ra các tín hiệu tích cực của Hải Phòng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến ngày 15/10/2020, Hải Phòng có 747 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 18,6 tỷ USD. Từ đầu năm đến ngày 15/10/2020, toàn thành phố có 61 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 502,26 triệu USD và 19 dự án điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng là 325,82 triệu USD.
Đây cũng chính là điều kiện để các “đại bàng, chim sẻ” đến tìm ổ và hình thành các dự án BĐS công nghiệp. Khi công nghiệp được chú trọng sẽ thu hút được lượng lớn các chuyên gia, người lao động làm việc và sinh sống, góp phần thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển. Bên cạnh đó, đời sống của người dân Hải Phòng ngày càng được nâng cao, nhu cầu tích lũy tài sản lớn, họ luôn tìm kiếm một không gian sống nâng tầm và thể hiện được bản sắc. So với các thị trường khác, khi đầu tư BĐS, các “ông lớn” phải quảng cáo để thu hút nhà đầu tư tới. Tại Hải Phòng, họ lại có sẵn nhà đầu tư và khách hàng khi thị trường BĐS phát triển bền vững và hướng tới nhu cầu thật.
Trong “cơn sốt” chung của thị trường BĐS cả nước, Hải Phòng vẫn đang âm thầm tăng giá. Thế nhưng, khu vực tiềm năng này nằm cạnh các “gã hàng xóm” lớn như Hà Nội và Quảng Ninh nên chưa được các nhà đầu tư để ý tới. Khảo sát tại các sàn giao dịch BĐS trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy, không nằm ngoài xu hướng tăng giá chung, hiện giá đất nền tại các quận Hải An, Lê Chân, Hồng Bàng, huyện Thuỷ Nguyên, huyện An Dương tăng từ 20 - 30% so với thời điểm năm trước. Đặc biệt, khu vực An Dương giá khá mềm, chỉ khoảng 12 - 14 triệu/ m2 nên đã nhanh chóng trở thành “tầm ngắm” của giới đầu tư.
Với các yếu tố lợi thế thu hút nhiều “ông lớn” BĐS, những dự báo về một thị trường BĐS lớn và sôi động tại Hải Phòng cuối năm 2020 là hoàn toàn có cơ sở. Đây cũng là cơ hội sinh lời bền vững cho các nhà đầu tư biết chớp thời cơ.
-
Hải Phòng: Vì sao Thủy Nguyên có thể lên phố?
Sau khi đánh giá, xem xét, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng xác định: Thủy Nguyên cơ bản đáp ứng được 4 trong tổng số 5 tiêu chí để thành lập đơn vị hành chính thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng, phù hợp với điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị được xác định trong Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Tỉnh có siêu dự án 2,4 tỷ USD khởi công kho xưởng hơn 1.300 tỷ đồng
Ngày 19/11, Công ty TNHH MV EARTH khởi công dự án Logicross Hải Phòng với tổng mức đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng tại Khu phi thuế quan và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1), phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP.Hải Phòng....
-
Chuyên gia đến Hải Phòng thuê căn hộ ở đâu?
Một không gian sống luôn cân bằng giữa an tĩnh và sôi động, tự do và riêng tư, biệt lập mà tiện ích và dễ dàng di chuyển, đó là tất cả những gì các chuyên gia cần cho một không gian sống. Hải Phòng, điểm đến thu hút của đông đảo chuyên gia trong và n...
-
Hơn 700 tỉ đồng xây dựng ga hàng hóa sân bay Cát Bi
Dự án xây dựng ga hàng hóa sân bay Cát Bi vừa được khởi công có tổng vốn đầu tư 724 tỉ đồng. Công trình này có quy mô công suất 100.000 tấn hàng hóa/năm và có khả năng mở rộng lên 250.000 tấn hàng hóa/năm....