Ảnh minh hoạ.
Tại Kỳ họp HĐND Thành phố mới đây, Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng cho biết, thời gian qua, Hà Nội vẫn giữ được nhịp độ phát triển tương đối ổn định, trong đó công nghiệp xây dựng phát triển được 8,8% (chỉ tiêu đặt ra từ 8,5-9%).
Hiện UBND Thành phố đã thông qua 11 cụm công nghiệp, nếu theo nhịp độ này, đến cuối năm Hà Nội có thể có 30 cụm công nghiệp mới.
Cũng theo Sở Công Thương Hà Nội, xu hướng đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Hà Nội là đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững. Do đó các doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư vào một đơn vị diện tích đất bằng việc tăng mật độ sử dụng đất, đầu tư thiết bị, công nghệ cao, đầu tư dây chuyền đồng bộ; sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất… qua đó tăng hiệu quả sử dụng đất.
Hiện Thành phố đã có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, ví dụ khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội được áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất công nghệ cao như: được thuê đất 70 năm, các ngân hàng hỗ trợ về vốn vay…
Tuy nhiên, đại diện Sở Công thương Hà Nội cũng lưu ý công nghiệp tồn tại trong đô thị chứ không phải công nghiệp di dời khỏi đô thị.
Hiện nay, Hà Nội đã có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, diện tích là 1.337 ha với khoảng 3.100 cơ sở sản xuất đang hoạt động. Trong số này có 3 cụm công nghiệp tập trung gồm: Cụm công nghiệp Chương Mỹ rộng 50 ha; cụm công nghiệp Sơn Tây rộng 70 ha; cụm công nghiệp Phúc Thọ rộng 55 ha.
-
Bất động sản công nghiệp nhìn từ ngành công nghiệp ô tô
CafeLand - Giới chuyên gia bất động sản nhận định, các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô sẽ cần một diện tích đất rất lớn để xây dựng nhà máy. Khi các nhà sản xuất ô tô đến Việt Nam thì các nhà cung ứng cũng sẽ đến, và họ cũng sẽ sử dụng đến bất động sản công nghiệp.