01/09/2015 3:55 PM
Tỷ giá các đồng nội tệ tại các thị trường mới nổi giảm đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho thương mại thế giới, không giúp tăng xuất khẩu mà ngược lại làm nhập khẩu giảm sút.
Đây là kết luận của một cuộc khảo sát do Financial Times của Anh thực hiện tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Kết quả này cũng khẳng định bất kỳ "cuộc chiến tiền tệ" nào xảy ra giữa các nước đang phát triển đều có thể dẫn tới những hậu quả rất lớn, làm suy giảm thương mại toàn cầu và ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo kết quả khảo sát, đồng tiền yếu hơn không làm gia tăng xuất khẩu, mà lại làm giảm nhập khẩu 0,5% trên mỗi phần trăm tỷ giá hối đoái giảm so với USD.
Chẳng hạn, tại Brazil, nơi tỷ giá đồng real giảm 37% trong 12 tháng qua đã làm giảm nhập khẩu 13%. Tương tự, nhập khẩu vào Nga, Nam Phi và Venezuela đã giảm đáng kể do đồng nội tệ của các nước này mất giá.
Kể từ tháng 6/2014, các đồng tiền của Nga, Colombia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Chile đã mất từ 20 đến 50% giá trị so với USD, trong khi đồng ringit của Malaysia và rupiah của Indonesia xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoàng năm 1998.
Chuyên gia kinh tế Neil Shearing phụ trách các thị trường mới nổi của công ty Capital Economics, cho rằng xu hướng này xuất hiện từ sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997-1998 và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Argentina năm 2001-2002 khi nhiều nước có xu hướng điều chính tỷ giá sau khi nhận thấy nhập khẩu giảm sút.
Hiện tại, khi việc phá giá đồng tiền trở nên phổ biến và các thị trường đang phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn trong Tổng sản phẩm toàn cầu (GDP) thì tác động của nó đối với nhập khẩu càng rõ rệt.
Điều này giúp giải thích tại sao kim ngạch thương mại thế giới giảm 1,5% trong quý 1/2015 và 0,5% trong quý 2/2015.
Finacial Times cho rằng các nước đang phát triển có thể cải thiện cán cân thương mại thông qua việc giảm giá đồng nội tệ - chủ yếu nhờ nhập khẩu giảm, chứ không phải xuất khẩu gia tăng.
Cách làm này đang kéo theo việc suy giảm thương mại toàn cầu và rõ ràng sẽ "không có nước nào chiến thắng"./.
Vietnam +
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.