Cùng góp tiền vào một dự án BĐS, cả chủ đầu tư, đối tác, ngân hàng và khách mua nhà là những người cùng khởi động một cuộc chơi "vượt sóng", trong đó rủi cao nhất thuộc về người mua nhà...

Cuộc chơi

Hình minh họa.


Nếu sóng yên biển lặng, mọi sự suôn sẻ, thuyền cập bến, chủ đầu tư, đối tác hoan hỷ nhận về phần lợi nhuận lớn, còn người mua nhà hoan hỷ vì nhận được nhà. Ngược lại, nếu con thuyền không chịu được sóng to gió lớn, bị lật, thì tất cả sẽ đều phải nhận những kết cục không có hậu.

Đó là ví von của một chủ đầu tư trong bối cảnh khó khăn của thị trường BĐS khi mà chi phí vật tư năm 2011 đã tăng 30%, chi phí nhân công, lãi suất ngân hàng tăng 60% . Nhiều DN đã dốc hết cả vốn liếng đổ vào dự án, nhưng để vượt qua khó khăn không phải là dễ.
Ông Nguyễn Đức Cây, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Con Trexim cho biết: “Các chủ đầu tư họ đã bỏ cả trăm tỷ, nghìn tỷ đồng vào dự án, họ sẽ không thể bỏ cuộc. Lúc này các đối tác cần có sự bắt tay với nhau. Như một dự án, chỉ còn một ít nữa thôi người ta vượt qua, nhưng không bơm nên phải chết”.
Thế nhưng, phần lớn phản ứng của các ngân hàng trong bối cảnh này là dừng cho vay BĐS để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên trong thời kỳ trước đây, sự lỏng lẻo, dễ dàng cho vay của Ngân hàng cũng đã khiến chính các ngân hàng đang phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Đó là chưa kể tới không ít các ngân hàng đã làm sai nguyên tắc, một BĐS cho thế chấp hai lần, vừa cho DN thế chấp sổ đỏ dự án cho DN vay tiền, nhưng một mặt vẫn chấp nhận cho những người mua nhà vay tiền để mua chính nhà mà chủ đầu tư đã thế chấp. Rồi nhiều ngân hàng cán bộ tín dụng khi thẩm định dự án đã ưu ái xác định giá trị thế chấp cao giá thị trường dẫn đến rủi ro lớn cho ngân hàng.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Đức Khải cho rằng, trong cuộc chơi này, người mua nhà là người phải chịu rủi ro nhất nếu DN phá sản.
Theo VTV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.