Đã có cơ chế mới cho VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường trên thị trường nợ sơ cấp nhưng cửa chưa mở cho các dòng tiền mới vào thị trường buôn bán nợ xấu thứ cấp.
Cửa chưa mở cho các dòng tiền mới vào thị trường buôn bán nợ xấu thứ cấp. Ảnh minh họa (TL)
Có các tín hiệu mới của Thông tư 14/2015/TT-NHNN ngày 28-8-2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho thấy sẽ mở ra không gian hoạt động mới cho VAMC và các ngân hàng trong xử lý nợ xấu.
Vốn điều lệ của VAMC tăng lên 2.000 tỉ đồng từ 500 tỉ đồng, công ty có thể kế thừa các quyền và trách nhiệm của các chủ nợ (điều trước nay các quy định chưa khẳng định).
VAMC có thể quyết định giá thị trường của khoản nợ mua về, giữ quyền sở hữu trực tiếp tài sản bảo đảm và chủ động trong việc bán nợ xấu cho các nhà đầu tư thứ cấp.
Trái phiếu VAMC mua nợ theo giá thị trường có hệ số rủi ro là 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng được sử dụng trái phiếu để tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và tham gia thị trường mở.
Đây là điều kiện cơ bản để VAMC từ đó có thể đi những bước tiếp theo và mua được nợ theo giá thị trường từ năm 2016 như chiến lược cơ quan này đề ra khi thành lập. Song, có thể nói Thông tư 14 là cánh cửa chỉ mới hé, với cơ sở pháp lý ở mức cơ bản chứ chưa có lối đi thực sự cho dòng tiền mới vào lĩnh vực nợ xấu để giải quyết nó. Đặc biệt, tiền nước ngoài và tiền từ khu vực tư nhân chưa thể vào thị trường nợ xấu thứ cấp.
Tiền nước ngoài chưa vào được
Các quy định vẫn chưa cho phép tư nhân tham gia mua bán nợ xấu, ngay cả con nợ của các ngân hàng cũng chưa được phép mua lại nợ xấu của chính mình từ các ngân hàng và từ VAMC sau khi khoản nợ xấu bị đưa vào xử lý.
Không như mong muốn của thị trường, Thông tư 14 không nhắc đến những tín hiệu về việc dòng tiền mới có thể vào thị trường nợ xấu, ở đây là thị trường nợ xấu thứ cấp, nơi mua bán, chuyển nhượng những khoản nợ đã được VAMC gom về từ các tổ chức tín dụng.
“Kho” nợ này chỉ có thể được giải phóng nếu có một chợ thông thương để VAMC có thể bán, chuyển nhượng các khoản nợ mà cụ thể là chuyển nhượng tài sản cho một bên thứ ba. Bên thứ ba phải có nguồn lực bằng tiền thật và có đủ cơ chế thuận lợi để mua được các tài sản từ VAMC và giữ được trạng thái tài sản đó có đầy đủ giá trị pháp lý và hợp lý. Bởi vì đây là điều kiện để bên thứ ba có thể xử lý, có thanh khoản để bán lại khoản nợ cho bên thứ tư, thứ năm hay sở hữu, sử dụng tài sản và vận hành tài sản để sinh lời. Nói nôm na, tài sản của VAMC bán đi phải “sống” để tiếp tục vòng đời của nó.
Tiếc là ở đây, Thông tư 14 không mở các “vòng kim cô” để các tổ chức nước ngoài có thể được tham gia thị trường mua bán nợ.
Theo các quy định hiện hành, mua bán nợ là ngành kinh doanh có điều kiện. Đối tượng tham gia trên thị trường này được phép hoạt động theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chỉ là DATC (Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam, thuộc Bộ Tài chính), VAMC và gần 20 công ty xử lý tài sản (AMC) của các tổ chức tín dụng.
Để một tổ chức nước ngoài được tham gia mua bán nợ, cần có các văn bản hướng dẫn của Luật Đầu tư cho phép họ hoạt động trong lĩnh vực này và các tổ chức đó phải được điều chỉnh giấy phép hoạt động từ các sở kế hoạch và đầu tư nơi họ đăng ký kinh doanh. Để điều chỉnh đăng ký kinh doanh cho các tổ chức nước ngoài bổ sung thêm ngành nghề mua bán nợ, các cơ quan của sở kế hoạch và đầu tư cần có ý kiến của sở tư pháp và NHNN và các bộ ngành khác. Hiện chưa có đơn vị nước ngoài nào có được sự điều chỉnh này.
Tuy nhiên, Thông tư 14 có thêm một câu “VAMC sẽ xây dựng văn bản hướng dẫn chào bán khoản nợ theo phương thức chào giá cạnh tranh”, thị trường đang chờ đợi văn bản hướng dẫn này.
Song “Tây” có xếp hàng mua nợ xấu hay không?
Theo khảo sát của chúng tôi, những tổ chức này không nhiều và họ cho rằng nếu mua tài sản thanh lý từ VAMC hay các tổ chức tín dụng nội địa họ chỉ có thể trả tối đa 15-20% giá trị khoản nợ trên sổ sách thay vì 30-50% như kỳ vọng của một số tổ chức trong nước. “Chỗ nào có lợi nhuận chỗ đó sẽ xuất hiện nhà đầu tư, và bất kể tài sản nào cũng có thể mua bán, chỉ là với giá nào”, giám đốc một quỹ nước ngoài nói.
Tiền tư nhân cũng kẹt
Vậy trong khi tiền nước ngoài chưa vào được, thì dòng tiền mới ở đâu sẽ chảy vào để xử lý các khoản nợ xấu đang nằm chờ trong kho của VAMC và tại các ngân hàng? Phải là tiền của tư nhân trong nước. Điểm vướng mắc lớn ở đây là các quy định vẫn chưa cho phép tư nhân tham gia mua bán nợ xấu, ngay cả con nợ của các ngân hàng cũng chưa được phép mua lại nợ xấu của chính mình từ các ngân hàng và từ VAMC sau khi khoản nợ xấu bị đưa vào xử lý.
Thị trường mua bán nợ mà cụ thể là tài sản bảo đảm, vẫn còn vướng mắc chưa được tháo gỡ. Bản chất của thị trường mua bán nợ là mua bán tài sản. Để bán được nợ, tài sản của VAMC chào ra phải hợp pháp, hợp lệ và bán được. Nhưng từ trước tới nay chưa có tài sản nào (liên quan đến khoản nợ xấu của VAMC mua từ các ngân hàng hay nợ của các ngân hàng) mà VAMC hoặc ngân hàng có thể đến lấy được và bán lại công khai được. Tất cả đều phải qua cơ quan trung gian là tòa án và cơ quan thi hành án. Đây là vướng mắc rất lớn khiến đường đi của tài sản tắc nghẽn. Nợ xấu vì thế vẫn luẩn quẩn dưới chân các ngân hàng.
Một điều chính bản thân VAMC cũng e ngại, là tính trách nhiệm của những người thực hiện. VAMC trong các văn bản chỉ đạo từ Chính phủ và NHNN đều được nhắc phải mua những khoản nợ có khả năng xử lý, tránh thất thoát tài sản nhà nước. Thông tư yêu cầu VAMC bán nợ xấu theo nguyên tắc “thu hồi tối đa khoản nợ”. Tức là các tài sản nếu đẩy đi đâu phải định giá được và giá được định phải hợp lý, giấy tờ rõ ràng, có khả năng phát mại tài sản, giá trị thu về ở mức tối đa. Nhưng giá tối đa là như thế nào, căn cứ vào đâu để nói những người thực thi có làm thất thoát tài sản nhà nước hay không, là điều không có tiêu chí rõ ràng khiến những người thực thi có thể chùn tay.
Thông tư 14 cho phép VAMC xây dựng quy định nội bộ về trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản nợ xấu mua theo giá thị trường khi khoản nợ được công ty bán với giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ tại thời điểm xử lý rủi ro, hoặc khách hàng vay là tổ chức đã giải thể, phá sản; cá nhân chết, mất tích. Dù đã được tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỉ đồng, nhưng VAMC cần thêm tiền để có thể mua nợ cũng như trích lập dự phòng cho nợ theo giá thị trường và - như lãnh đạo VAMC từng chia sẻ với chúng tôi ở các số báo trước, có thể phát hành trái phiếu dài hạn. Nếu phát hành trái phiếu, VAMC phải xin phép NHNN.
Chính vì những câu hỏi trên chưa được giải đáp nên khó ai có thể nói rằng chúng ta sẽ sớm có thị trường buôn bán nợ và nơi đó dòng tiền mới sẽ chảy vào.
Hồng Phúc (TBKTSG)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Cho thuê nhà xưởng 5.000m2 Khu CN Yên Phong – PCCC tự động, độc lập
733 triệu- 5000m2
Yên Phong, Bắc Ninh
Hôm nay
0976875***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Masteri Grand View Quận 2: Căn Hộ Đẳng Cấp Chỉ Với 100 Triệu/m2
13 tỷ - 113m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0976849***
VIP
Sở hữu CĂN HỘ PANOMA sông Hàn - VIEW 360 trọn Đà Nẵng. SUN COSMO RESIDENCE
Thương lượng- 50m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Hàng mới! Bán gấp những lô đẹp BT KDC Phú Nhuận, giá tốt, đường 20m - DT 293m2 -
33,3 triệu - 294m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0987666***
VIP
Chỉ cần 350triệu có ngay lô đất đẹp ngang 10m, đường nhựa Tỉnh Lộ 2
750 triệu- 200m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0382544***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.