Làm vàng giả rất dễ vì người ta có thể lợi dụng tính chất lý hóa của nguyên tố vàng để độn thêm nguyên tố Vonfram nhằm tạo ra loại vàng giả giống hệt vàng chất lượng 999 hoặc 9999.
Công nghệ làm vàng giả, quá dễ!

Ông Vũ Minh Châu – Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã khẳng định như vậy khi trao đổi về loại vàng giả công nghệ cao mới xuất hiện ở Việt Nam .
Theo ông Vũ Minh Châu, vàng và vonfram có tỷ trọng gần giống nhau (của vàng là 19,6, vonfram là 18,3). Dựa vào đặc điểm khối lượng riêng này người ta tạo ra vàng kém chất lương bằng cách trộn vonfram ở dạng bột với vàng ở trạng thái nóng chảy. Nhiệt độ của nóng chảy của vàng là 1.360 độ C, của vonfram là 3.700 độ C.
Khi nung với nhiệt độ nóng chảy của vàng, vàng sẽ nóng chảy và bao quanh vonfram chưa đủ nhiệt độ nóng chảy tạo thành một lớp vàng bên ngoài, lõi vonfram. Thông thường, người ta chỉ rút khoảng 20 đến 30% vàng thật cộng với vonfram tạo ra một hỗn hợp vàng óng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hỗn hợp vàng độn này có thể vượt qua sự kiểm tra ngặt nghèo của máy đo. Máy thử vàng phát hiện được 17,18 nguyên tố kim loại khác nhau nhưng chưa cài đặt nhận biết vonfram. Đây có thể là một hạn chế khi sản xuất máy quang phổ, họ chưa nghĩ đến kim loại đặc biệt này. Khi thử vàng độn, các chỉ số hiển thị trên máy không ghi nhận tạp chất này nên kết luận là vàng 999 hoặc 9999. Một số máy không soi được sâu bên trong của vàng.
Ông Vũ Minh Châu cho rằng, mỗi lượng vàng độn, kẻ gian có thể lãi từ 7 đến 10 triệu đồng (1 lượng vàng 9999 có thể độn đượckhoảng 20% vonfram, tương đương khoảng 2 chỉ vàng thật. Trong khi đó, giá trị của vonfram rất thấp. Hiện nay, ở Việt Nam kim loại này có giá chưa đến 100 nghìn đồng/kg.
Khi phát hiện thấy vàng khả nghi, người ta có thể mang nấu chảy vàng ở một nồi gốm và để nguội tự nhiên. Quan sát khi nóng chảy, bề mặt của vàng gợn sóng, có nhiều váng màu đen, sám…chạy trên mặt là vàng đã độn vonfram. Vàng thật khi kết tinh bề mặt bóng và có một lõm sâu. Khi nhấc mặt sau của miếng vàng lên bề mặt vẫn nhẵn bóng như trên mặt lõm.
Cách khác, người ta có thể đổ vàng vào hão dài sau đó gõ nghe âm thanh để phân biệt. Nếu là vàng thật sẽ có tiếng phát ra đục, vàng độn âm thanh sẽ thanh và trong.
Trong chế tác, vàng thật rất mềm, dễ gọt, dễ làm. Khi thấy vàng cứng, gắn kim cương dễ bị vỡ, hãy nghĩ ngay vàng đó đã pha vonfram. Khi mua vàng trang sức, người dân có thể xì nóng chảy một điểm, để nguội thấy có nhiều sạn và váng là vàng độn.
Cũng có những cách đơn giản hơn để phân biệt vàng giả như:
Cắn thử lên miếng vàng mà bạn muốn xem xét. Vàng giả sẽ không để lại bất kì vết cắn nào trong khi vàng thật sẽ có, nguyên nhân là do vàng thường mềm hơn các kim loại khác.
Tìm kiếm trên bề mặt vàng để xem có dấu hiệu gì để nhận biết giá trị carat.
Kiểm tra trên bề mặt vàng, nhìn một cách cẩn thận, nếu có bất kì điểm màu xanh lá cây hoặc màu đen thì đó là vàng giả. Đặc biệt chú ý đến các cạnh và móc khi kiểm tra bề mặt vàng vì sự đổi màu thường xuất hiện ở đây.
Tốt nhất là chọn mua các sản phẩm của những thương hiệu uy tín để tránh mua phải hàng giả hay kém chất lượng.
Trao đổi với báo giới, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, thay cho tình trạng kinh doanh vàng miếng tràn lan trước đây, dự thảo Nghị định về quản lý vàng quy định vàng miếng lưu hành giao dịch trên sàn vật chất và dưới hình thức phát hành chứng chỉ phải đạt chuẩn (cả hàm lượng và khối lượng) mua bán trên thị trường quốc tế.
Có thể Chính phủ sẽ quy định chỉ NHNN mới được đúc vàng miếng (hiện có 4-5 công ty đúc dập vàng miếng). Như vậy, sẽ phải có một công ty trực thuộc cơ quan này in đúc dập vàng chuẩn, sau đó sẽ có những đại lý được cấp phép thực hiện mua - bán vàng miếng.
Ngoài ra cũng cần xây dựng một thị trường vàng hiện đại trên nền tảng là NHNN hoặc một công ty trực thuộc NHNN có khả năng đúc, dập vàng miếng chuẩn không chỉ có giá trị giao dịch ở Việt Nam mà còn có giá trị giao dịch trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người và đầu tư vàng.
Hiện tại, NHNN có cấp phép cho một số doanh nghiệp được phép đúc vàng miếng tuy nhiên ở mỗi một nơi lại có một “chuẩn” khác nhau, thậm chí mua của công ty này khi muốn bán cho công ty khác thì sẽ bị trừ tiền hoặc không bán được… Điều đó dẫn đến việc khó quản lý.
Việc hình thành một “mối” đúc vàng chuẩn không chỉ giúp việc quản lý dễ dàng mà nó còn là cơ sở để cho phép số vàng đó được chứng chỉ hóa và giao dịch trên một sàn giao dịch hiện đại.
Nếu làm được điều đó thì vô hình dung chúng ta “biến” được vàng thành vốn với thanh khoản tốt do việc giao dịch không nhất thiết phải bằng vàng vật chất mà có thể bán ngay cái Chứng chỉ đã được NHNN công nhận.
Một khi phần lớn số vàng được lưu ký tại NHNN hoặc ngân hàng vàng thì có thể thống kê được chính xác số lượng vàng đang như thế nào và từ đó có những chính sách điều hành phù hợp.
Cafeland.vn - Theo TamNhin
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland