Sự phát triển của công nghệ cho phép chúng ta không ngừng phá vỡ giới hạn của sự sáng tạo, đạt đến những thành tựu mới. Trong đó, công nghệ in 3D đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xây dựng.
Công nghệ Shell Wall giúp giảm trọng lượng của tường bê tông xuống 72% so với phương pháp truyền thống
Công nghệ in bê tông 3D đã được biết đến là phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn để xây dựng các tòa nhà. Tuy nhiên, một phương pháp in 3D mới, được cho là thậm chí còn tốt hơn, có khả năng xây dựng các bức tường, được khẳng định là nhẹ hơn 72% so với các loại tường thông thường.
Phương pháp này có tên gọi Shell Wall, được nghiên cứu bởi bởi tiến sĩ Mania Aghaei Meibodi và các đồng nghiệp tại Phòng thí nghiệm DART của Đại học Michigan.
Shell Wall là một loại in bê tông 3D mới, sử dụng một đầu phun robot để xây dựng các bức tường theo cấu trúc cong dọc với các màng cong mỏng hơn bao phủ các khoảng trống giữa chúng. Bên trong tường bê tông được gia cố thêm cốt thép, đồng thời các vật liệu cách nhiệt cũng được đưa vào bên trong các khoảng rỗng.
Các thử nghiệm cho thấy, Shell Wall giúp tạo ra các bức tường bê tông có trọng lượng nhẹ hơn 72% so với tường bê tông cùng kích thước, trong khi vẫn duy trì cùng độ bền cấu trúc. Hiện các thử nghiệm quy mô lớn của công nghệ này tại các công trình xây dựng thực tế đang được lên kế hoạch.
Shell Wall sử dụng một đầu phun robot để xây dựng các bức tường theo cấu trúc cong dọc, được gia cố thêm cốt thép và vật liệu cách nhiệt
Thời gian aần đây, công nghệ in 3D ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và giúp giảm đáng kể chi phí thi công.
Hồi tháng 7/2020, máy in 3D lớn nhất châu Âu đã có thể giúp xây ngôi nhà hai tầng 90 mét vuông trong thời gian ngắn, tiết kiệm đáng kể vật liệu và chi phí.
Tương tự tại Mỹ, các kiến trúc sư ở bang Texas đã lần đầu tiên sử dụng công nghệ in 3D để xây dựng một tòa nhà cao tầng, đánh dấu bước tiến và hướng đi mới của công nghệ này. Được xây dựng trên nền diện tích khoảng 370 mét vuông, ngôi nhà có 3 phòng ngủ mất khoảng 330 giờ in bằng máy 3D.
Tại Việt Nam, hiện có 2 nhóm nghiên cứu đã chế tạo được máy in 3D khổ nhỏ và trung bình, chế tạo được vật liệu in và viết phần mềm điều khiển trộn in 3D, các thiết bị đang được thử nghiệm.
-
Xây nhà bằng bê tông cốt sợi có đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí?
Nhờ ưu điểm về độ bền, dẻo dai cùng khả năng chịu va đập và chống mài mòn tốt, các loại bê tông cốt đang được ưu tiên sử dụng trong các công trình có thiết kế phức tạp.
-
Biết gì về vật liệu thanh cốt thép GFRP mà Tập đoàn Hàn Quốc vừa đề nghị Đồng Nai hợp tác, phát triển sản phẩm?
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn, trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi. Vật liệu này có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và...
-
Vật liệu xanh: Xu hướng tất yếu của tương lai?
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành vật liệu xây dựng xanh nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, tiềm năng tái chế các loại vật liệu và nhu cầu tăng cao từ xu hướng toàn cầu....
-
Sản xuất thành công đá nung kết vân trong xương
Đá nung kết vân trong xương được sản xuất trên dây chuyền Continue+ hiện đại của Sacmi (Italia) với kích thước 1.620 x 3.310mm. Đây là giải pháp vật liệu ốp lát tại các vị trí cần độ ma sát mài mòn cao và bền vững để vượt lên sự khắc nghiệt của môi t...