Vào ngày 10/5, Tập đoàn Hòa Bình nhận được quyết định của HoSE về việc chuyển cổ phiếu của công ty từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Đến 18/5, Hòa Bình nhận được quyết định đưa cổ phiếu từ diện kiểm soát lên diện hạn chế giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Trong văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM do ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình ký tên, doanh nghiệp cho biết thời gian qua, Tập đoàn Hòa Bình đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị kiểm toán để hoàn thành và công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 vào ngày 30/6.
Trong thời gian tới, Hòa Bình sẽ nghiêm chỉnh chấp hành quy định về công bố thông tin theo đúng thời hạn.
Ngày 10/7, Hòa Bình nhận được quyết định đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2022 là số âm.
Ông Hải cho rằng, trong tình hình ngành xây dựng, bất động sản bị tác động bởi nhiều biến cố bất lợi, Hòa Bình đã và đang thực hiện tái cấu trúc toàn diện để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt qua khủng hoảng.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình.
Cụ thể, Hòa Bình sẽ tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu với số lượng phát hành tối đa 274 triệu đơn vị, giá phát hành 12.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị 3.288 tỷ đồng.
Trong đó, phát hành 54 triệu cổ phiếu riêng lẻ, trị giá 648 tỷ đồng để hoán đổi công nợ với các nhà cung cấp, thầu phụ. Phát hành 220 triệu cổ phiếu, giá chào bán 12.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị 2.640 tỷ đồng. Thời gian triển khai dự kiến trong năm 2023 - 2024.
Theo ông Lê Viết Hải, giai đoạn 2023-2024 dự báo là cao điểm của giải ngân đầu tư công, dựa vào lợi thế uy tín và năng lực trong ngành, Hòa Bình sẽ tham gia dự thầu các dự án tiềm năng và tăng tỷ trọng doanh thu trong mảng hạ tầng.
Liên quan tới công nợ, Hòa Bình huy động nguồn nhân lực tối đa phục vụ cho công tác thu hồi nợ tồn đọng, sử dụng nhiều biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ bao gồm giải quyết tranh chấp công nợ qua toà án kinh tế hoặc trọng tài quốc tế.
Mục tiêu của Hoà Bình là đảm bảo cân đối dòng tiền trong ngắn hạn để duy trì hoạt động liên tục và khôi phúc tốc độ tăng trưởng từ 30-40% doanh thu trong giai đoạn 5 năm tới.
Trong quý 3/2023, Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 1.893,29 tỷ đồng, giảm 49,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ 168,45 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 6,28 tỷ đồng.
-
Liên tục thắng kiện, Xây dựng Hòa Bình trả nợ 1.327 tỷ cho 7 ngân hàng
Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa cho biết tại ngày 16/10/2023, công ty đã trả khoản nợ 1.327 tỷ đồng tại 7 ngân hàng.
-
"Chê" PwC không đáp ứng yêu cầu, Novaland “chia tay” sau 9 năm hợp tác
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) công bố thông tin về việc thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2024.
-
Vì sao Vinhomes tách công ty khu công nghiệp vốn điều lệ 18.500 tỷ đồng thành 3 đơn vị?
Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán VHM) đã công bố việc thành lập thêm hai công ty con mới trên cơ sở tách ra Công ty CP Đầu tư Khu Công Nghiệp Vinhomes. Việc này nhằm giúp Vinhomes tổ chức lại các công ty con....
-
Ông Nguyễn Quốc Cường cho Quốc Cường Gia Lai vay 30 tỷ đồng
Trong quý 3/2024, ông Nguyễn Quốc Cường (thường được gọi là Cường “đô la”) đã cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai mượn 30 tỷ đồng.