Tín hiệu tích cực
Dự kiến từ đầu tháng 1/2022, ngành du lịch Đà Nẵng sẽ bắt đầu thí điểm đón khách quốc tế trở lại. Quảng Nam, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Quảng Ninh, Khánh Hòa và Đà Nẵng là những địa phương đầu tiên trên cả nước được thí điểm đón khách quốc tế.
Tại báo cáo Sơ kết triển khai thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành, Bộ nhận định những chuyến bay thường đầu tiên đưa khách du lịch quốc tế đến các địa phương được lựa chọn thí điểm trong giai đoạn 1 là một tín hiệu tích cực cho ngành du lịch Việt Nam. Điều này chứng minh rằng trong thời điểm hiện tại, mở cửa du lịch là một nhiệm vụ cấp bách để giúp cho ngành du lịch phục hồi, tạo đà cho các ngành khác cùng phát triển.
Đồng thời, ngành du lịch nơi đây cũng đang tiến hành làm việc với một số công ty lữ hành khai thác khách thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga đã đặt vấn đề đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng để bàn về công tác, phương án khôi phục các thị trường du lịch quốc tế.
Du lịch phát triển sẽ tạo đà cho nhiều ngành kinh tế khác của Đà Nẵng sôi động trở lại. Ảnh: TL
Thúc đẩy du lịch, “phá băng” bất động sản
Bên cạnh du lịch được ưu tiên đẩy mạnh, Đàng Nẵng cũng đang có nhiều yếu tố khác tác động tích cực đến thị trường. Trong đó có việc TP. Đà Nẵng ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn giai đoạn 2020 – 2024. So với giá đất được công bố năm 2019, bảng giá mới có ý nghĩa giữ ổn định giá đất ở và giảm 5% giá đất thương mại – dịch vụ cũng như đất sản xuất – kinh doanh phi nông nghiệp, có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và khôi phục kinh tế.
Thành phố bên sông Hàn cũng rất chú trọng đầu tư giao thông để tạo đà phát triển. Các dự án trọng điểm như cảng Liên Chiểu giảm tải cho cảng Tiên Sa, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, tuyến đường sắt đô thị từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi Hội An… sẽ là những lực đẩy có ý nghĩa cho thị trường bất động sản hồi phục nhanh chóng.
Từ năm 2019, Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2045 là phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á, trong đó du lịch được thành phố xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong 3 trụ cột chính thành phố cần tập trung đầu tư phát triển.
Tiếp đó, đến tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Vì vậy, khôi phục và phát triển kinh tế tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, để giúp thành phố hoạt động kinh tế hiệu quả. Hiện TP Đà Nẵng đang huy động nguồn lực, vật lực, nhân lực từ tất cả ngành, đơn vị liên quan cùng Hiệp hội du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch, với kỳ vọng đưa ngành du lịch sớm trở lại “đường đua”.
Thị trường BĐS Đà Nẵng được đánh giá sẽ có cơ hội bứt phá, đón chu kỳ tăng trưởng mới, bắt đầu ngay từ năm 2022. Ảnh: TL
Khôi phục du lịch trở lại cũng là cơ hội để bất động sản hồi phục, nhất là bất động sản Đà Nẵng. Bởi nhiều năm qua, điểm đến này vốn nổi tiếng là thiên đường du lịch mang tầm khu vực, quy tụ hàng loạt thương hiệu bất động sản danh tiếng, khai thác các quỹ đất đẹp, giàu tiềm năng. Đà Nẵng cũng là địa phương có đường bờ biển dài với nhiều resort, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… sang trọng bậc nhất cả nước.
Các nhà đầu tư cũng nhận định Đà Nẵng đang sỡ hữu rất nhiều yếu tố thuận lợi để bức phá mạnh mẽ. Năm 2021, dù bị tác động bởi dịch bệnh, song sự thiếu hụt nguồn cung khiến thị trường BĐS Đà Nẵng vẫn nẳm trong tầm ngắm không thể bỏ qua với nhà đầu tư. Sau giai đoạn đi ngang, hiện tại thị trường BĐS Đà Nẵng được đánh giá sẽ có cơ hội bứt phá, đón chu kỳ tăng trưởng mới, bắt đầu ngay từ năm 2022. Việc các thương hiệu quản lý vận hành quốc tế lớn như Marriott International tìm đến Đà Nẵng để tạo thêm những giá trị gia tăng không nằm ngoài tính toán đó.
Theo một chủ đầu tư, sau HN, TP.HCM thì Đà Nẵng sẽ là điểm đến đầy tiềm năng cho việc phát triển BĐS hàng hiệu và sẽ mang tới lợi ích cho tất cả các bên tham gia như nhà đầu tư dự án, nhà phân phối và người mua bởi khả năng sinh lời của bất động sản hàng hiệu vẫn rất hấp dẫn và là một khoản đầu tư, tích sản an toàn theo thời gian.
-
Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững
UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 154/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”.
-
Đà Nẵng sắp đón dòng vốn hơn 5.500 tỷ
Ngày 17/1, tại Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác do TP.Đà Nẵng tổ chức, lãnh đạo thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 220 triệu USD, tương đương hơn 5.500 tỷ đồng....
-
Một công ty bất động sản ở Đà Nẵng mang 43% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng (mã chứng khoán: NDN) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 và giải trình biến động doanh thu, lợi nhuận so với quý IV/2023.