15/12/2024 7:01 AM
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 52/2024/TT-NHNN quy định việc ngân hàng thương mại (NHTM) có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024.

Cổ đông sở hữu vượt trần tại ngân hàng không được nhận cổ tức bằng tiền- Ảnh 1. Cổ đông sở hữu vượt trần tại ngân hàng không được nhận cổ tức bằng tiền.

Theo Thông tư, các NHTM phối hợp với cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ phù hợp với phương án cơ cấu lại hoặc được phê duyệt của cấp có thẩm quyền của cổ đông và người có liên quan để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật.

Đáng chú ý, cổ đông, nhóm cổ đông liên quan đang sở hữu vượt giới hạn không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định tỷ lệ, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Họ cũng chưa được nhận cổ tức bằng tiền mặt đối với số cổ phần nắm giữ vượt trần.

Trước đó, dự thảo Thông tư quy định thêm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng sẽ không được cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng mới (trong trường hợp đã cấp tín dụng) cho cổ đông, cổ đông trong nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn hoặc người có liên quan của các cổ đông đó. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo đã bỏ quy định trong Thông tư chính thức.

Thông tư cũng yêu cầu ngân hàng và tổ chức, cá nhân liên quan tại lộ trình tuân thủ có trách nhiệm thực hiện lộ trình tuân thủ đã gửi NHNN.

Trong thời gian thực hiện lộ trình tuân thủ, trường hợp cần thiết, ngân hàng phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan điều chỉnh biện pháp áp dụng và lộ trình thực hiện nhưng phải đảm bảo thời hạn lộ trình tuân thủ.

Trường hợp ngân hàng thương mại, cổ đông, cổ đông và người có liên quan không thực hiện đúng theo lộ trình tuân thủ, tùy theo tính chất, mức độ, NHNN sẽ xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 đã có thay đổi về giới hạn sở hữu cổ phần của một cổ đông, một cổ đông và người có liên quan, thay đổi cách xác định người có liên quan, sở hữu cổ phần gián tiếp.

Cụ thể, cổ đông cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD; cổ đông tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ; Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ.

Để tránh xáo trộn, tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng, Luật đưa ra điều khoản chuyển tiếp. Cụ thể, từ 1/7/2024 (thời điểm Luật này có hiệu lực), cổ đông, cổ đông và người có liên quan vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Luật này, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

  • Chính phủ yêu cầu sớm xử lý Ngân hàng SCB

    Chính phủ yêu cầu sớm xử lý Ngân hàng SCB

    Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ yêu cầu ngành ngân hàng cần sớm thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), không để chậm trễ hơn nữa; khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng TMCP Đông Á.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.