CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt niên độ tài chính 2023-2024.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức niên độ tài chính 2023-2024 bằng tiền mặt là ngày 3/4/2025, với tỷ lệ chi trả 5%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận 500 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến bắt đầu từ ngày 28/4/2025.
Hoa Sen hiện đang lưu hành gần 621 triệu cổ phiếu, ước tính tổng số tiền mà tập đoàn cần chi cho đợt cổ tức lần này là 310 tỷ đồng.
Được biết, đây là năm thứ hai liên tiếp Hoa Sen duy trì mức chia cổ tức tiền mặt 500 đồng/cp, sau giai đoạn 2018-2022 chỉ chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ từ 3% đến 20% mỗi năm.
Hiện tại, cá nhân Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ đang nắm giữ 16,96% vốn điều lệ của tập đoàn. Như vậy ước tính ông Vũ sẽ nhận về gần 53 tỷ đồng từ đợt chia lần này.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc niên độ tài chính 2023-2024 (từ 1/10/2023 - 30/9/2024), Hoa Sen ghi nhận doanh thu 39.272 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt gần 515 tỷ đồng, gấp 17 lần so với niên độ trước đó.
Như vậy, khoản chi trả cổ tức lần này chiếm khoảng 60% tổng lợi nhuận sau thuế của Hoa Sen trong năm tài chính vừa qua.
Hoa Sen chi hơn 300 tỷ đồng trả cổ tức với tỷ lệ 5%
Tính đến cuối niên độ 2023-2024, Hoa Sen còn hơn 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra, nhà sản xuất tôn mạ này còn 157 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 50 tỷ đồng từ các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
Niên độ tài chính 2024-2025, HĐQT Hoa Sen đưa ra 2 kịch bản kinh doanh.
- Ở kịch bản thứ nhất, sản lượng mục tiêu 1,8 triệu tấn; doanh thu thuần 35.000 tỷ đồng và lãi sau thuế hợp nhất 400 tỷ đồng.
- Ở kịch bản thứ hai, sản lượng mục tiêu 1,95 triệu tấn; doanh thu thuần 38.000 tỷ đồng và lãi sau thuế hợp nhất 500 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ đánh giá năm 2025 vẫn còn nhiều thách thức, hoạt động xuất khẩu tôn - thép theo đó sẽ đối mặt với nhiều thách thức, khó đảm bảo ổn định thị phần. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ cộng với bất ổn địa chính trị sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.
Hoa Sen trong 10 năm qua tăng trưởng liên tục, nhờ 60% sản lượng là xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay hàng xuất khẩu đi Mỹ đang đối mặt 3 vấn đề, trong đó đã bị áp thuế 25% từ năm 2018 và đối mặt 2 vụ kiện chống bán phá giá, còn một vụ kiện cuối năm nay mới có kết quả.
Trước đây, Hoa Sen xuất khẩu khoảng 15.000-20.000 tấn mỗi tháng sang Mỹ, còn bây giờ không thể đạt mức này. Tương tự cho thị trường châu Âu cũng rất khó khăn, sản lượng xuất khẩu trước đây 20.000-30.000 tấn/tháng, bây giờ chỉ còn 15.000-20.000 tấn/tháng.
“Trong xu thế này, xuất khẩu là vấn đề khó với hầu hết doanh nghiệp trong trung hạn. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng và với điều kiện khách quan như thế, chúng ta phải thích nghi, điều chỉnh chiến lược. Tôn thép giỏi lắm chỉ đi ngang, còn xu thế chung là đi xuống”, ông Vũ khẳng định.
Lãnh đạo Hoa Sen cũng nhắc đến việc cổ phiếu HSG mấy tháng gần đây đi xuống... là hợp lý. Ông cho rằng nhà đầu tư, thị trường đã nắm bắt nhanh diễn biến và điều chỉnh hợp xu thế.
Tuy nhiên, ông Vũ băn khoăn giá cổ phiếu HSG giao dịch trên thị trường chỉ 18.000 đồng/đơn vị, trong khi giá trị sổ sách đã gần mức này. “Tôi cày mấy chục năm trời mà giá cổ phiếu chỉ gần giá trị sổ sách. Chúng ta không thể dừng ở đây được, nếu dừng, sẽ chỉ đi xuống thôi và không tạo thêm giá trị cho cổ đông”.
Năm nay, Hoa Sen có phương án mua lại cổ phiếu quỹ với khối lượng 50-100 triệu cổ phiếu. Trả lời cổ đông về kế hoạch trên, ông Vũ nói công ty không thiếu tiền và đang sử dụng vốn với chi phí lãi rất thấp. Vị này tính toán năm nay, nếu kế hoạch lãi 500 tỷ đồng được thực hiện thì phần khấu hao giữ lại là 800-900 tỷ đồng, dòng tiền dư 1.400 tỷ đồng.
-
Ông Lê Phước Vũ: “Ngành thép giờ chỉ đi ngang”
Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ đánh giá sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ cộng sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thép trong năm 2025.
-
Ông chủ Hoa Sen Lê Phước Vũ vừa rót hàng trăm tỷ vào một công ty sản xuất ống thép tại Hà Nam
Tập đoàn Hoa Sen tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Hoa Sen Hà Nam lên 300 tỷ đồng, nhằm mở rộng sản xuất và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-
Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ nói gì trong “tâm thư” gửi cổ đông?
Năm 2025, bức tranh kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều biến động, thị trường ngành thép vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức và biến động to lớn. Vì thế, Chủ tịch Lê Phước Vũ mong nhận được sự chia sẻ, tín nhiệm và đồng thuận của cổ đông Tập đoàn Hoa Sen.








-
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Nhà sản xuất thép này của Trung Quốc đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 7 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) trong năm 2024, tăng mạnh so với mức lỗ 4,1 tỷ Nhân dân tệ của năm tài chính trước đó.
-
Tham vọng 6,6 tỷ USD của ông chủ Hòa Phát với thép, bất động sản, trứng gà và container “made in VietNam”
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của nhà sản xuất thép này....
-
Chủ tịch doanh nghiệp thép lớn từ nhiệm sau khi nhượng cổ phiếu “trăm tỷ” cho vợ
Trước khi nộp đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Lê Minh Hải đã sang tay gần 8,35 triệu cổ phiếu VGS (tỷ lệ 14,93% vốn) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.