Các công trình xanh ngày càng trở thành một xu hướng toàn cầu, mang lại nhiều giá trị bền vững cho các doanh nghiệp bất động sản. Song, chi phí đầu tư vẫn được xem là rào cản chính khiến số lượng công trình xanh tại Việt Nam chưa nhiều.

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, đến hết quý 2/2023, số lượng công trình xanh của Việt Nam đạt trên 300, bao gồm công trình văn phòng, trụ sở cơ quan đến khách sạn, trung tâm thương mại, trường học, nhà xưởng công nghiệp... được chứng nhận xanh.

Số công trình xanh còn khiêm tốn so với quy mô và tốc độ đô thị hóa cả nước đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều phía, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu phát thải cacbon và thực hiện các cam kết mạnh mẽ trong phát triển bền vững.

Việt Nam mới chỉ có 300 công trình xanh

Bình luận về câu chuyện phát triển công trình xanh tại Việt Nam thời gian qua, chia sẻ tại hội thảo “Chi phí đầu tư và vận hành công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng” do Viện Vật liệu xây dựng, Công ty TNHH Edeec và Sen Vàng Group phối hợp tổ chức mới đây, nhiều quan điểm cho rằng, chi phí thực hiện dự án đang là rào cản lớn cho việc phát triển các công trình xanh.

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng cho rằng, vẫn còn không ít doanh nghiệp phân vân việc đầu tư phát triển các công trình xanh do lo ngại về chi phí tăng cao, việc tìm kiếm các vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng khó khăn và thiếu nguồn nhân lực am hiểu để phát triển.

“Chi phí là một trong những khía cạnh đặc biệt quan trọng trong việc phát triển, quản lý các dự án công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng. Song, đây cũng là một trong các rào cản lớn đối với các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản muốn xây dựng và vận hành công trình bền vững tại Việt Nam”, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng nhận định.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Vật liệu Xây dựng, việc xây dựng công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng không thực sự làm tăng chi phí đầu tư nếu các chủ đầu tư biết sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp, phương án tài chính hợp lý, sử dụng mô hình dự báo vận hành công trình đúng cách.

Trong khi đó, ông Trần Thành Vũ, Công ty TNHH Edeec cho biết, chi phí đầu tư công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng luôn luôn là câu hỏi đầu tiên của các nhà đầu tư khi có ý định thực hiện các sản phẩm bất động sản bền vững, thân thiện môi trường.

“Việc xây dựng công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng không thực sự làm tăng chi phí đầu tư nếu các chủ đầu tư biết sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp, lựa chọn phương án tài chính hợp lý và đặc biệt là biết sử dụng mô hình dự báo vận hành công trình đúng cách, tiến tới thực hiện Net Zero Energy”, ông Trần Thành Vũ bày tỏ.

Đưa ra giải pháp tổng thể trong việc hoá giải các lo ngại về phát triển công trình xanh tại Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng, chủ đầu tư nên nắm rõ việc sử dụng các vật liệu xanh, vật liệu tiết kiệm năng lượng cùng với đó là hướng tới thực hiện Net Zero nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư, chi phí vận hành.

  • Việt Nam đang có bao nhiêu công trình xanh đạt chuẩn?

    Việt Nam đang có bao nhiêu công trình xanh đạt chuẩn?

    Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết quý 2/2023, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng 300 công trình, với tổng diện tích khoảng trên dưới 7 triệu m2 sàn xây dựng.

  • Giải pháp vật liệu cho công trình xanh

    Giải pháp vật liệu cho công trình xanh

    Tại Hội thảo "Hiện thực hóa phát triển Công trình xanh hướng tới kiến trúc bền vững", Eurowindow đã giới thiệu nhiều giải pháp vật liệu bền vững, góp phần phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Hữu Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.