Còn quá ít công trình xanh
Trong những năm qua, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích và tạo hành lang pháp lý cho các cá nhân, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để đầu tư sản xuất các vật liệu xây dựng (VLXD) xanh, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Theo đó, công trình xanh hay công trình bền vững được hiểu là công trình được thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các tài nguyên, đồng thời đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe con người.
Việt Nam mới chỉ có trên 200 công trình xanh với tổng diện tích khoảng 6 triệu m2 sàn xây dựng
Bộ Xây dựng quy định, một công trình xanh phải đáp ứng các yếu tố như hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi trường bên trong, hiệu quả sử dụng VLXD. Trong đó, vật liệu xanh là loại vật liệu không có tính chất độc hại, tiết kiệm tài nguyên, có vòng đời sử dụng lâu dài, thân thiện môi trường và đặc biệt là có thể tái chế, tái sử dụng.
Phát biểu tại buổi hội thảo trên, các chuyên gia cho biết cả nước mới chỉ có trên 200 công trình xanh với tổng diện tích khoảng 6 triệu m2 sàn xây dựng. Con số này quá khiêm tốn so với số lượng công trình được xây dựng, đưa vào hoạt động.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chia sẻ về các giải pháp phát triển công trình xanh tại hội thảo
Lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển công trình xanh thời gian qua, như chưa có các hướng dẫn cụ thể của các cơ quan thẩm quyền như trình tự, thủ tục đánh giá, chứng nhận sản phẩm về VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có quy định bắt buộc đối với các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo phải đáp ứng tiêu chuẩn công trình xanh. Ngoài ra còn thiếu những ưu đãi cụ thể về tài chính cho các dự án sản xuất sản phẩm, VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường khó tiếp cận.
Nhiều lợi ích lâu dài
Đứng ở góc độ chuyên môn, các kiến trúc sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cho biết, doanh nghiệp thường ngại đầu tư vào công trình xanh vì cho rằng chi phí xây dựng ban đầu lớn, cao hơn khoảng 2% so với công trình thông thường.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi dự án, công trình không áp dụng các giải pháp xanh ngay từ những giai đoạn đầu tiên, hoặc lựa chọn giải pháp phức tạp, không hữu ích, có thời gian hoàn vốn dài.
Các công trình xanh sẽ tiết kiệm cho chủ đầu tư từ 20-40% chi phí vận hành mỗi, giúp người sử dụng tiết kiệm nhiều chi phí sinh hoạt từ điện, nước
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng các công trình xanh sẽ tiết kiệm cho chủ đầu tư từ 20-40% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ thiết kế thông minh, quy trình vận hành được tính toán kỹ.
Nhờ vậy, công trình xanh của chung cư còn giúp người sử dụng tiết kiệm nhiều chi phí sinh hoạt từ điện, nước tới các dịch vụ công cộng khác và giúp chủ đầu tư kinh doanh tốt hơn.
Có thể nói, việc phát triển công trình xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm cần hướng đến của Việt Nam, bởi tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng những năm qua đã đạt 9%/năm, tỷ lệ đô thị hóa cũng lên đến 40,5%.
Thời gian tới, ngành xây dựng sẽ đề cao thúc đẩy sản xuất các sản phẩm, VLXD xanh, phát thải carbon thấp. Cụ thể là hoàn thiện xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm xanh, phát thải carbon thấp cho các sản phẩm, VLXD như xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng... vật liệu tái chế từ phế thải xây dựng, công nghiệp.
Giải pháp vật liệu bền vững
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ về xu hướng phát triển xanh trong ngành xây dựng và ứng dụng vật liệu xanh bền vững trong các công trình hiện nay.
Việc chọn nguyên vật liệu đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra các sản phẩm VLXD xanh
Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm Eurowindow, cho rằng việc chọn nguyên vật liệu đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra các sản phẩm VLXD xanh.
Doanh nghiệp này đã và đang tiếp tục lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, các đối tác uy tín hàng đầu thế giới. Bên cạnh việc ứng dụng các vật liệu có thể tái chế, vật liệu xanh tiết kiệm năng lượng còn ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tại hội thảo, Eurowindow giới thiệu một loạt sản phẩm cửa nhôm kính, góp phần phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.
Eurowindow giới thiệu nhiều sản phẩm cửa nhôm kính, góp phần phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng
Cụ thể như sản phẩm cửa nhựa Kommerling có khả năng cách nhiệt, cách âm lên tới 45dB; hệ sản phẩm cửa nhôm có cầu cách nhiệt có khả năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30% so với nhôm thông thường; cửa nhận diện khuôn mặt điều khiển tự động...
Trong đó, cửa nhôm có cầu là hệ sản phẩm được Eurowindow sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu với tính năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn cửa nhôm thông thường. Loại cửa này có thể cách âm lên tới 44dB, chịu được sức gió bão cấp 17, chống thấm nước tuyệt đối ngay cả khi gặp bão cấp 11, từ đó giúp tiết kiệm 30% chi phí điện năng tiêu thụ.
Tương tự, sản phẩm cửa gỗ cao cấp thế hệ mới của thương hiệu này được ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý biến tính, vừa giữ được những ưu điểm của gỗ tự nhiên, vừa có độ cứng và độ bền cao mang đến sự tiện nghi, sang trọng cho các công trình.
Cửa gỗ thông minh nhận diện khuôn mặt Eurowindow sử dụng camera mô phỏng vật thể 3D có tốc độ nhận dạng nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây, kích hoạt mở cửa ở khoảng cách xa không cần tiếp xúc trong vòng 3-4 giây.
Thời gian tới, để đạt được mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị COP 26, bên cạnh yếu tố thiết kế công trình thì việc sử dụng các giải pháp VLXD hiện đại, tiết kiệm năng lượng có vai trò lớn và là xu hướng tất yếu hiện nay.
-
Thị trường vật liệu xây dựng đón sóng sản xuất xanh
Sử dụng vật liệu xanh trong thi công xây dựng để thay thế các loại vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường đang trở thành xu hướng phát triển của ngành xây dựng hiện nay.
-
Biết gì về vật liệu thanh cốt thép GFRP mà Tập đoàn Hàn Quốc vừa đề nghị Đồng Nai hợp tác, phát triển sản phẩm?
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn, trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi. Vật liệu này có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và...
-
Vật liệu xanh: Xu hướng tất yếu của tương lai?
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành vật liệu xây dựng xanh nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, tiềm năng tái chế các loại vật liệu và nhu cầu tăng cao từ xu hướng toàn cầu....
-
Sản xuất thành công đá nung kết vân trong xương
Đá nung kết vân trong xương được sản xuất trên dây chuyền Continue+ hiện đại của Sacmi (Italia) với kích thước 1.620 x 3.310mm. Đây là giải pháp vật liệu ốp lát tại các vị trí cần độ ma sát mài mòn cao và bền vững để vượt lên sự khắc nghiệt của môi t...