Chuỗi cửa hàng siêu thị tiện lợi nổi tiếng Nhật Bản 7-Eleven được định giá 60 tỷ USD.
7-Eleven là chuỗi cửa hàng siêu thị tiện lợi nổi tiếng của Nhật Bản được biết đến rộng rãi với những món như cơm nắm, bánh sandwich hay siro đá nghiền.
Công ty mẹ Seven & i của 7-Eleven có trụ sở tại Tokyo có đến 85.000 cửa hàng trải dài trên 19 quốc gia, tạo nên một biểu tượng văn hóa trở thành niềm tự hào của Nhật Bản.
Gia đình sáng lập Ito hiện đang gấp rút hoàn thiện đề xuất nhằm cạnh tranh với lời chào mua trị giá 7.100 tỷ yên từ Alimentation Couche-Tard Inc (đơn vị sở hữu Circle K). Việc IPO này được đánh giá là phương án tối ưu để nhanh chóng trả nợ các khoản vay từ ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản.
IPO dự kiến mang về hơn 1.000 tỷ yên, giúp giảm bớt khoản vay trị giá 6.000 tỷ yên từ Sumitomo Mitsui Financial Group Inc., Mitsubishi UFJ Financial Group Inc., và Mizuho Financial Group Inc., cũng như các tổ chức tài chính khác. Điều này được cho là động thái nhằm trấn an các bên cho vay.
Kế hoạch cho thấy gia đình Ito và công ty Itochu Corp - hiện đang quản lý chuỗi cửa hàng FamilyMart – đối thủ lớn của 7-Eleven, cố gắng thuyết phục hội đồng quản trị Seven & i chọn phương án của họ thay vì đề xuất từ Couche-Tard.
Nếu thành công, đây sẽ trở thành thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay và là minh chứng cho nỗ lực của các tập đoàn Nhật Bản trong việc bảo vệ một thương hiệu nổi tiếng khỏi rơi vào tay nước ngoài.
Sau thương vụ, Seven & i vẫn sẽ giữ một phần cổ phần trong các tài sản Bắc Mỹ.
Bên cạnh việc tách riêng mảng siêu thị và bán lẻ tại Nhật Bản đã được công bố trước đó, tập đoàn này dự kiến sẽ phân tách thành ba thực thể: chuỗi cửa hàng 7-Eleven tại Nhật, mảng kinh doanh tại Bắc Mỹ bao gồm các cửa hàng 7-Eleven, Speedway và các trạm xăng Sunoco. Trong năm tài chính vừa qua (kết thúc vào tháng 2), mảng kinh doanh Bắc Mỹ đã mang về doanh thu 70,3 tỷ USD.
Couche-Tard, nhà điều hành chuỗi cửa hàng Circle K của Canada, từng muốn mua lại Speedway từ Marathon Petroleum Corp vào năm 2020 nhưng bị Seven & i vượt qua với mức giá 21 tỷ USD.
Itochu, quản lý chuỗi FamilyMart, nếu thương vụ này được thông qua, nhiều khả năng sẽ tạo ra sự kết hợp giữa hai chuỗi cửa hàng tiện lợi để tận dụng tối đa lợi thế kinh doanh.
Trước khi đổi tên thành 7-Eleven, chuỗi siêu thị này được biết đến với tên gọi Southland Ice Co và được thành lập tại Dallas-Texas-Mỹ vào năm 1927 bởi Joe C. Thompson và một số đối tác.
Ban đầu công ty này kinh doanh đá viên nhưng sau đó nhanh chóng mở rộng theo gợi ý của một nhân viên, sang các mặt hàng tạp hóa, thuốc lá, xăng và các sản phẩm khác.
Ngoài ra, công ty cũng bắt đầu dùng thỏa thuận nhượng quyền thương mại để mở rộng thêm các chi nhánh trên khắp nước Mỹ.
Sau khi mở rộng giờ hoạt động từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, chuỗi cửa hàng này đã quyết định đổi tên thành 7-Eleven vào năm 1946.
Năm 1959, nhà phát minh người Kansas Omar Knedlik và đối tác kinh doanh Dean Sperry đã hoàn thiện một chiếc máy làm đồ uống đông lạnh và chỉ 6 năm sau đó, 7-Eleven đã phát minh ra đồ uống siro đá nghiền mang tên Slurpee nổi tiếng sau này.
Cũng chính 7-Eleven là nơi tiên phong thử nghiệm thành công mô hình mở cửa 24 tiếng mỗi ngày để bán hàng cho sinh viên đại học cũng như giới trẻ vào đêm khuya ở Mỹ. Kể từ đây, 7-Eleven bắt đầu có những công thức thành công cho riêng mình.
Chuỗi cửa hàng này cũng chính là siêu thị tiên phong trong việc kết hợp bán lẻ với trạm bơm xăng và triển khai máy rút tiền tự động (ATM).
-
Từ 1/1/2025, giá vé máy bay không được vượt quá 4 triệu đồng/vé
Theo Thông tư Quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, trần giá vé máy bay cho nhóm đường bay từ 1.280km trở lên là 4 triệu đồng/vé/chiều.