Với chính sách điều hành tỷ giá của NHNN cùng những thành quả đạt được trong điều hành kinh tế vĩ mô, dù trong thời gian tới, tình hình kinh tế trong nước và thế giới dự báo có những biến động khó lường thì tỷ giá vẫn có nhiều cơ hội để ổn định.
Đây là nhận định của TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Tài chính (Học viện Tài chính) khi chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan.
Theo ông, tình hình tỷ giá trong thời gian qua đã có những thay đổi như thế nào?
Tại Việt Nam, tỷ giá phụ thuộc vào điều kiện kinh tế bên ngoài, cán cân thương mại và chính sách điều hành của NHNN. Chính sách tỷ giá trung tâm trong thời gian qua đã đi đúng được mục tiêu ổn định tỷ giá và chống “đô la hóa”. Tuy nhiên, sự ổn định này có được một phần còn nhờ sự ổn định của nền kinh tế, các đồng ngoại tệ khác trong rổ tham chiếu không có nhiều biến động, cán cân thương mại xuất siêu, lạm phát thấp, người dân bán USD nhiều hơn… nên tỷ giá tại Việt Nam không có nhiều sự xáo trộn.
Hơn nữa, dù với chính sách nào thì NHNN đều tuyên bố sẽ cố gắng giữ ổn định tỷ giá, bởi ổn định tỷ giá mới ổn định được lãi suất và tỷ giá còn liên quan đến nợ công. Tỷ giá ngoại tệ mất giá nhiều thì gành nặng nợ công càng tăng lên và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Đặc biệt, tỷ giá trung tâm không thể ổn định nếu các đồng tiền khác biến động. Trong thời gian qua, với sự kiện người dân Anh ủng hộ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), tỷ giá đã có sự biến động nhưng không nhiều do trong các đồng tiền tham chiếu cho tỷ giá trung tâm, có đồng lên giá, có đồng xuống giá nên không gây xáo trộn mạnh. Hơn nữa, trước sự kiện này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khó có khả năng tăng lãi suất USD nên tỷ giá tại Việt Nam càng đứng vững.
Có ý kiến cho rằng, NHNN nên thả nổi tỷ giá, để thị trường tự quyết định, ông có đồng tình với quan điểm này?
Theo tôi, với bối cảnh kinh tế hiện tại, NHNN chưa thể thả nổi tỷ giá bởi có thể gây nên những tác hại khôn lường đến nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, nếu thả nổi hoàn toàn, tỷ giá có thể bị thị trường đẩy lên 5%, thậm chí 10% thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nguy khốn.
Một số nước trên thế giới có trình độ phát triển hơn Việt Nam như Singapore vẫn chưa thể thả nổi tỷ giá mà vẫn phải có sự kiểm soát. Còn tại các quốc gia thuộc EU hay Nhật Bản, tỷ giá được thả nổi vì họ có giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ USD một ngày nên có thể để thị trường tự kiểm soát.
Vậy ông có ý kiến như thế nào về giải pháp nới lỏng chính sách siết vay ngoại tệ, nâng trần lãi suất huy động USD để ổn định tỷ giá?
Mọi ý kiến về sự thay đổi chính sách điều hành đều cần đến những tính toán thận trọng và hợp lý, dựa trên việc đánh giá những tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế.
Về việc NHNN siết vay ngoại tệ, tôi cho rằng NHNN không nên thay đổi vì nếu cho vay ngoại tệ nhiều sẽ dẫn đến rủi ro tỷ giá sau này. Hiện tín dụng ngoại tệ chỉ chiếm 10% tổng tín dụng, nên NHNN muốn chú trọng việc đưa lượng USD hiện có vào lưu thông, chứ không muốn lượng USD mà người dân và doanh nghiệp găm giữ ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, việc nâng trần lãi suất huy động USD hiện đang là 0% sẽ khiến thị trường kỳ vọng và lập tức phục hồi tâm lý găm giữ ngoại tệ, điều này sẽ khiến tỷ giá biến động. Hơn nữa, nhờ lãi suất huy động USD chỉ còn 0% nên sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn, giúp lãi suất cho vay bằng VND không bị tăng lên.
Nếu NHNN kiên trì với chính sách trần lãi suất tiền gửi bằng USD ở mức 0%, đồng thời đảm bảo sự ổn định của tỷ giá VND/USD, người dân sẽ không còn hứng thú với việc găm giữ USD mà chuyển sang VND nhiều hơn. Từ đó, người dân sẽ chú trọng gửi tiết kiệm bằng VND với kỳ hạn dài, giúp các ngân hàng thương mại có nguồn vốn để giảm lãi suất huy động và cho vay. Khi lãi suất cho vay bằng VND được giảm về mức hợp lý thì nhu cầu về tín dụng VND sẽ tăng và làm giảm nhu cầu vay bằng ngoại tệ.
Biểu đồ “đường đi” tỷ giá trung tâm trong 6 tháng đầu năm 2016 Ảnh: Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt
Từ đầu năm đến nay, NHNN đã mua vào gần 8 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đã đạt mức cao kỷ lục 38 tỷ USD (chưa bao gồm vàng) và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng còn lại. Theo ông, điều này có ảnh hưởng như thế nào đến việc điều hành tỷ giá của NHNN?
Tăng dự trữ ngoại hối không phải là giải pháp bảo đảm cho sự ổn định tỷ giá. Thậm chí, một số trường hợp tăng dự trữ không hợp lý còn gây hại cho nền kinh tế. Việc tăng dự trữ ngoại hối chỉ nên thực hiện khi thị trường dư thừa USD, còn khi thị trường cần USD mà NHNN phá giá, bắt thị trường mua USD giá cao hơn thì thị trường có thể phản ứng bằng cách găm giữ USD, khiến tỷ giá biến động.
Vì thế, việc ổn định tỷ giá cần quan tâm đến việc NHNN sẵn sàng bán ra bao nhiêu USD để ổn định thị trường. Hơn nữa, nếu lượng USD trong nền kinh tế là cố định, thì khi NHNN tăng dự trữ bao nhiêu sẽ khiến lượng USD trên thị trường bị sụt giảm đi bấy nhiêu. Không những thế, 1 USD trên thị trường có thể quay vòng, còn nếu nằm ở NHNN thì 1 USD vẫn chỉ là 1 USD.
Vấn đề tỷ giá chỉ đáng lo khi USD bị bán ra khỏi Việt Nam và không quay trở lại. Còn với bối cảnh kinh tế hiện nay, tuy “sức khỏe” còn yếu nhưng cán cân thương mại và cán cân thanh toán vẫn thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng cao, lạm phát thấp nhưng lãi suất cao thì vấn đề này hầu như chưa có gì ảnh hưởng.
Ông nhận định như thế nào về tình hình tỷ giá 6 tháng cuối năm?
Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm về sự ổn định của tỷ giá trong cả năm 2016 như trong bài phỏng vấn trên Báo Hải quan vào cuối năm 2015. Mặc dù có thể nền kinh tế trong nước và thế giới trong những tháng cuối năm 2016 có nhiều biến động, nhất là sau sự kiện Brexit, nhưng NHNN vẫn sẽ có biện pháp để đảm bảo sự ổn định của ngoại tệ, đặc biệt là USD.
Hơn nữa, những tác động bên ngoài như trên còn mang nhiều yếu tố tâm lý, các đồng tiền ngoại tệ khác mất giá nhưng với việc tính tỷ giá trung tâm theo 8 đồng ngoại tệ thì vẫn có sự cân bằng, hỗ trợ nhau để ổn định.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc nới lỏng tiền tệ và chính sách hạ lãi suất của NHNN sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, nhưng hiện việc hạ lãi suất đang thực hiện theo từng bước nhỏ để chờ phản ứng của thị trường. Như vậy, mặc dù lãi suất huy động vẫn ở mức cao nhưng kỳ vọng giá USD tăng không nhiều nên nếu NHNN tiếp tục cam kết bán USD kỳ hạn để ổn định tỷ giá, việc rút VND với quy mô lớn để mua USD sẽ không xảy ra nên tỷ giá ngoại tệ trong thời gian tới có thể tăng nhưng khó có thể tăng giá quá cao tạo thành cơn sốt.
Xin cảm ơn ông!
PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính: Tỷ giá ổn định tạo đà cho phát triển kinh tế Sự kiện Brexit sẽ có tác động lớn nhất đến hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam, đây lại là 2 hoạt động liên quan trực tiếp đến vấn đề tỷ giá, hối đoái. Do đó, NHNN cần phải có kế hoạch để điều chỉnh và điều hành tỷ giá cho phù hợp. Bởi nếu tỷ giá tăng cao thì người dân sẽ quay trở lại với việc dự trữ ngoại tệ nên mục tiêu chống “đô la hóa”, “vàng hóa” sẽ khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, hiện mặt bằng kinh tế trong nước đang có nhiều chỉ số thuận lợi để NHNN “ghìm cương” tỷ giá, do đó, với chính sách điều hành phù hợp, tỷ giá sẽ khó có những biến động lớn trong thời gian tới. Việt Nam là một quốc gia đang có đà hội nhập sâu rộng nên những biến động về tỷ giá sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế nói chung, đặc biệt là hoạt động giao thương xuất nhập khẩu. Do đó, một chính sách tỷ giá ổn định sẽ góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh, tài chính phát triển mạnh hơn. Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu: Tăng xuất khẩu để giảm áp lực tỷ giá Trong thời gian tới, tỷ giá sẽ chịu áp lực lớn từ việc phá giá của một số đồng ngoại tệ do sức ảnh hưởng của sự kiện Brexit. Bên cạnh đó, những yếu tố vĩ mô như lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp những tháng cuối năm tăng cao… cũng tạo áp lực lên tỷ giá. Biện pháp phá giá VND chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, nếu để lâu dài sẽ có ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào từ NHNN cho động thái này. Do vậy, bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm những thị trường thay thế ít chịu ảnh hưởng từ Brexit, nâng cao chất lượng sản phẩm… để tăng cường xuất khẩu, thu về ngoại tệ nhằm cân đối thị trường tài chính trong nước. Chi Mai (ghi) |
Bình Nam (Hải quan)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Bán gấp nhà mặt tiền đường nhựa Củ Chi - Sân rộng, thổ cư 100%, giá tốt trước Tế
2 tỷ 350 triệu- 245m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0977407***
VIP
Chuyển nhượng 20.000m2 Khu Công nghiệp Gia Bình 2 - Bắc Ninh
140- 20000m2
Gia Bình, Bắc Ninh
Hôm nay
0976875***
VIP
Giỏ hàng giới hạn - Các căn biệt thự 10x22m. Giữ chổ sớm ưu tiên vị trí đẹp.
24 tỷ - 220m2
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0899300***
VIP
Ecopark Retreat Long An, Tuyệt tác lấy ý tưởng biệt thự giữa rừng thiên nhiên
8 tỷ - 100m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0932449***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Sang lại Eaton Park 2PN góc tháp A6 lầu cao view Q1, mua đợt 1, mua sao bán vậy
9 tỷ 800 triệu- 78m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.