Theo nội dung điều chỉnh, chiều dài tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình sẽ được rút ngắn từ 25,69 km xuống còn 23,04 km. Điểm đầu tuyến vẫn giữ nguyên tại Km6+680, thuộc xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Tuy nhiên, điểm cuối tuyến được điều chỉnh từ Km32+367 thành Km29+716, giao cắt với Quốc lộ 6 tại Km65+400, thuộc phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình.
Dự án sẽ được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), với quy mô 6 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 100 km/h.
Ngoài ra, nhiều hạng mục quan trọng sẽ được bổ sung nhằm tăng cường tính đồng bộ và an toàn cho toàn tuyến, gồm: hệ thống đường gom, nút giao liên thông, trạm dừng nghỉ, trung tâm điều hành, hệ thống giao thông thông minh (ITS), trạm thu phí, và các công trình đảm bảo an toàn giao thông khác.
Tổng mức đầu tư của dự án sau điều chỉnh là khoảng 2.723 tỷ đồng, trong đó phần vốn góp của Nhà nước hỗ trợ thực hiện công trình là khoảng 1.372 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, phần còn lại do nhà đầu tư huy động.
Dự án được thực hiện theo hình thức PPP, hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Thời hạn hợp đồng được xác định kéo dài từ năm 2015 đến năm 2051, bao gồm thời gian xây dựng và thời gian vận hành thu phí hoàn vốn.
Dự án được chia làm hai giai đoạn thực hiện. Giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2018. Giai đoạn tiếp theo – bao gồm các phần điều chỉnh – sẽ được triển khai từ năm 2023 đến năm 2027, với mục tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2028. Thời hạn hợp đồng của dự án được xác định kéo dài từ năm 2015 đến năm 2051.
Mục tiêu của việc điều chỉnh chủ trương đầu tư là nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuyến cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình không chỉ đóng vai trò kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, mà còn góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ và nâng cao năng lực vận tải trong khu vực.
Dự án cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường đảm bảo quốc phòng – an ninh và cải thiện điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cho các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt trong bối cảnh nhiều tuyến quốc lộ đang bị quá tải và xuống cấp.
-
Hoà Bình kêu gọi đầu tư khu đô thị sinh thái hơn 1.400 tỷ đồng
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình đang phát hành thông báo mời nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị sinh thái số 4 xã Thịnh Minh, TP. Hoà Bình.
-
Soi tiến độ các dự án trọng điểm tổng mức đầu tư gần 17.500 tỷ tại Hoà Bình
Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đang triển khai 14 dự án đầu tư trọng điểm. Trong đó có 6 dự án giao thông, thủy lợi và 8 dự án ngoài ngân sách.
-
Hơn 500.000 tỉ nâng cấp cao tốc phân kỳ, ưu tiên hơn 55.000 tỉ mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, để nâng cấp đồng loạt các tuyến cao tốc phân kỳ cần đến hơn 500.000 tỉ đồng. Do đó, Bộ đề xuất chia thành nhiều nhóm để lần lượt đầu tư, trước mắt ưu tiên nâng cấp, mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc với tổng vốn đầu tư khoảng 55.000 tỉ đồng.






-
3 tuyến cao tốc nào tại khu vực phía Bắc sắp được triển khai đầu tư?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa chủ trì cuộc họp quan trọng về công tác chuẩn bị đầu tư cho 3 tuyến cao tốc trọng điểm: Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới, Thái Nguyên (Bắc Kạn) - Cao Bằng, và Thái Nguyên - Lạng Sơn. Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tha...
-
Hà Nội thông qua danh mục khuyến khích đầu tư không gian ngầm 8 tuyến metro
Hà Nội vừa chính thức ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng, trong đó có 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 320,25km.
-
Thông tin mới về tuyến đường 7.800 tỷ đồng tại nội đô Hà Nội
Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục được cam kết sẽ về đích trong quý 4/2025. Thông tin được ông Nguyễn Phi Thường – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 25 Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội sáng 9/7....