Nhà ở xã hội Đại Kim
Chủ đầu tư “gài” người thu nhập thấp?
Chị Vũ T. H. mua nhà ở dự án Nhà ở xã hội Đại Kim chi sẻ, “Chỉ khi nhận được giấy thông báo đóng tiền đợt 7 cộng với khoản phí bảo lãnh ngân hàng, tôi mới ngớ người ra là sao lại còn thêm khoản phí này. Xem lại kỹ hợp đồng mua nhà đã ký thì mới biết, chủ đầu tư đã gài vào trong hợp đồng phí bảo lãnh đó người mua nhà phải đóng mà mình không hề biết”, chị H cho biết. Theo phản ánh của chị H và nhiều người dân ở dự án nhà cho người thu nhập thấp Đại Kim, lúc đầu đi bốc thăm mua nhà là tỉ lệ 1/3, (cứ 3 người nộp hồ sơ thì chỉ có 1 người may mắn được quyền mua) nên khi được quyền mua cũng thấy may mắn rồi. Tới khi ký hợp đồng thì chẳng thấy chủ đầu tư thỏa thuận khoản phí bảo lãnh ngân hàng, giờ để ý mới thấy đã có ngay ở trong các điều khoản của hợp đồng rồi.
Anh N.V.T cũng mua nhà tại dự án Nhà ở xã hội Đại Kim cho biết, “Khi tôi lên hỏi hỏi phòng dự của Công ty CPĐT và Phát triển nhà Hà Nội số 5 là chủ đầu tư thì có một anh nói cái đó ngân hàng thu chứ anh ấy nói không biết”. anh T cũng cho biết, để mua được một căn hộ Nhà ở xã hội cũng phải rất cố gắng nhưng hiện đợt đóng tiền cuối, ngân hàng cho biết vẫn được giải ngân như phải chịu lãi suất thương mại, không được hưởng lãi suất ưu đãi của gói 30.000 tỷ như các đợt giải ngân trước nữa. Giờ lại cộng thêm khoản phí bảo lãnh ngân hàng khoảng gần 5 triệu khiến cho nhiều hộ thu nhập thấp đang khó khăn.
Cũng là người mua nhà tại dự án Nhà ở xã hội Đại Kim, anh N.T. P cho biết, qua tìm hiểu tôi thấy, theo Điều 56 Luật Nhà ở và kinh doanh bất động sản cho thấy “ Phạm vi, điều kiện, nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm thực hiện trách nhiệm của bên bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều này và phải được lập thành hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua”. Như vậy, người mua nhà cũng chưa có thỏa thuận nào liên quan tới phí bảo lãnh nhưng khi xem hợp đồng mua nhà thì đã bị “gài” vào. Anh P cũng đặt câu hỏi, nếu các hộ dân đồng ý đóng số tiền phí bảo lãnh đó liệu chủ đầu tư có xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho bên mua ( khách hàng) hay không? Nếu xuất thì xuất như nào, báo cáo thuế ra sao, vì trong hợp đồng không có giá trị đó, tức là khoản tiền này sai số so với giá trị hợp đồng?
Phần thiệt thuộc về người mua nhà
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Thường trực CLB Bất Động Sản Hà Nội cho biết, đã có rất nhiều dự án khi xây dựng, chủ đầu tư không có năng lực nên chậm tiến độ, thậm chí không có năng lực xây dựng nhưng vẫn bán nhà “trên giấy”. Do đó, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản đã quy định rất rõ về nghĩa vụ của Chủ đầu tư khi thực hiện việc kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai thì phải bắt buộc có Bảo lãnh Ngân hàng để đảm bảo quyền lợi cho người mua/người thuê nhà.
Ông Điệp cũng cho rằng, thông thường chủ đầu tư vẫn hạch toán luôn các chi phí, trong đó có cả phí bảo lãnh ngân hàng vào giá bán nhưng phải có sự thỏa thuận với người mua nhà. Nếu không thỏa thuận mà tự “gài” vài hợp đồng tức là làm trái quy định.“Đối với các dự án nhà ở xã hội thì người dân mua được cũng rất khó khăn nên khi được quyền mua nhiều người cũng chẳng quan tâm kỹ tới các điều khoản trong hợp đồng mà chỉ miễn sao mua được nhà. Do là quy định không bắt buộc nhưng nghĩa vụ đóng phí bảo lãnh vẫn thuộc về chủ đầu tư, theo tôi cần phải chấn chỉnh lại vấn đề này, trong đó phải đề cao vai trò của chính quyền địa phương”, ông Điệp nói.
Phân tích về vấn đề này, Luật sư Hoàng Ngọc – Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm và Cộng sự (Hà Nội) cho biết: Phí Bảo lãnh ngân hàng là do thỏa thuận của người mua nhà với chủ đầu tư và đây là một thỏa thuận dân sự. Thông thường, ở các dự án hiện nay, chủ đầu tư đều đẩy khoản phí này sang cho người mua nhà phải trả do chưa có quy địch bắt buộc bên nào phải đóng khoản này. Do đó, khi đàm phán ký hợp đồng nếu người mua nhà không tìm hiểu kỹ để thỏa thuận thì phần thiệt thường luôn thuộc về những người mua nhà.
-
Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai từ ngày 10/12/2024
So với Thông tư 11, Thông tư 49/2024/TT-NHNN đã có sự điều chỉnh trong quy định về trình tự thực hiện việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai giữa ngân hàng thương mại với chủ đầu tư.
-
Chủ đầu tư phải trả phí dịch vụ bảo lãnh, không được đẩy sang cho khách hàng
Quy định về bảo lãnh là cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi cho người mua nhưng cần quy định cụ thể phạm vi bảo lãnh, có cơ chế để đảm bảo an toàn và chắn chắn ở mức hợp lý nhằn tiết giảm chi phí tối thiểu mà người mua nhà phải trả....
-
Từ 1/4/2023: Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tính thế nào?
Từ ngày 1/4/2023, Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng chính thức có hiệu lực. Xin hỏi, quy định cụ thể về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai ra sao?