Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco - mã chứng khoán TIS) tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959. Đây là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.
Tisco được coi là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn được chú ý với dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2) đắp chiếu nhiều năm nay.
Hiện tại, doanh nghiệp này có 3 nhà máy sản xuất thép cán bao gồm nhà máy cán thép Lưu Xá, nhà máy cán thép Thái Nguyên và cán thép Thái Trung với công suất hơn 1 triệu tấn/năm.
Tisco là chủ đầu tư dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên
Thông tin từ Báo Thái Nguyên, Tisco mới đây đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều tín hiệu khả quan.
Cụ thể, tính đến hết tháng 11, Tisco đã sản xuất hơn 255.000 tấn phôi thép, đạt 128% kế hoạch năm. Sản lượng thép cán tiêu thụ trong giai đoạn này đạt 673.308, bằng 104% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt trên 9.645 tỷ đồng, bằng 101,6% so với kế hoạch.
Tổng doanh thu của Tisco ghi nhận trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 13.986 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm... Công ty nộp ngân sách Nhà nước gần 137 tỷ đồng; bảo đảm việc làm ổn định cho gần 3.260 lao động với tiền lương bình quân đạt trên 9,6 triệu đồng/người/tháng.
Về kế hoạch kinh doanh tháng cuối năm, ban lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp về công nghệ, thiết bị; tập trung tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.
Liên quan đến dự án Tisco 2, ngày 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã làm việc với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên về dự án.
Theo tìm hiểu, dự án Tisco 2 có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, sau đó tăng lên hơn 8.100 tỷ đồng, do Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư và Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp luyện kim Trung Quốc (MCC) làm tổng thầu.
Công trình được khởi công năm 2007 và dự kiến hoàn thành sau 30 tháng nhưng đến nay vẫn đang trong tình trạng thi công dở dang do những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói) ký ngày 12/7/2007 giữa hai bên.
Đến nay, dự án Tisco 2 đã kéo dài sang năm thứ 17 chưa hoàn thành, gây lãng phí nguồn lực rất lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, việc xử lý vướng mắc, tồn đọng tại dự án Tisco 2 là nhiệm vụ quan trọng đã được Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ kết luận và chỉ đạo quyết liệt để triển khai trong nhiều năm qua.
Ông Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện theo đúng yêu cầu của cấp có thẩm quyền, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Cụ thể, SCIC được giao trực tiếp chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện việc chấm dứt, thanh lý hợp EPC với nhà thầu MCC (Trung Quốc), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản của nhà Nhà nước.
Đồng thời khẩn trương chỉ đạo các doanh nghiệp nghiên cứu, lựa chọn phương án xử lý tiếp theo đối với dự án, bảo đảm hiệu quả tối ưu, đúng quy định; bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền lợi của người lao động, góp phần phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam trong thời gian tới.
-
Dự án Tisco 2 do Công ty CP Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư có tổng vốn ban đầu 3.843 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng.
-
Hơn 6.400 tỷ “chôn” tại dự án “đắp chiếu” nhiều năm, Tisco cay đắng báo lỗ quý thứ 4 liên tiếp
Hơn một nửa tài sản “chôn” ở dự án Tisco 2 cùng với việc giá bán và sản lượng tiêu thụ giảm mạnh khiến Gang thép Thái Nguyên báo lỗ gần 100 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu 4 quý lỗ liên tiếp của doanh nghiệp này này.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.