Ảnh minh hoạ
Theo đó, HoREA đề nghị sửa đổi khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) không cấm “chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền” cho bên thứ ba, như sau: “Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án; bàn giao nhà ở cho người mua, thuê mua khi chưa có đủ điều kiện theo quy định của Luật này”.
Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 17 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cho phép chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua nhà ở tại dự án”.
Theo HoREA, hành vi “ủy quyền” của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản, dự án xây dựng nhà ở là hợp pháp, là “quyền” của “chủ sở hữu tài sản”, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định tại khoản 2 Điều 2, Điều 158, Điều 562, khoản 1 Điều 565 và khoản 2 Điều 567 Bộ Luật Dân sự 2015.
Ngoài ra, đơn vị này đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 9 Điều 3 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định cấm: “Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở, trừ trường hợp chủ sở hữu căn hộ cho thuê lưu trú du lịch theo ứng dụng Airbnb có đăng ký kinh doanh, nộp thuế và phải chịu trách nhiệm quản lý khách thuê lưu trú du lịch chấp hành Nội quy nhà chung cư; tự ý thay đổi, làm hư hại kết cấu chịu lực hoặc chia tách các căn hộ không đúng quy định, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.
HoREA lý giải, trên thực tế có rất nhiều chủ sở hữu nhà chung cư đã dành một phần căn hộ để cho thuê lưu trú du lịch “ở cùng chủ nhà (homestay)” hoặc dành cả căn hộ để cho thuê lưu trú du lịch theo ứng dụng Airbnb, mà cũng không cấm được hoạt động kinh doanh này, nên khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định cấm chủ sở hữu nhà chung cư “11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở” không thực hiện được trên thực tế.
Hơn nữa, HoREA cho rằng, hoạt động kinh doanh cho thuê lưu trú du lịch theo ứng dụng Airbnb đang có xu thế phát triển rất mạnh tại nước ta và cũng góp phần để phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, việc sử dụng căn hộ để cho thuê lưu trú du lịch theo ứng dụng Airbnb cũng gây phiền toái cho các chủ sở hữu nhà chung cư không cho thuê nhà, nên cần quy định tại điểm c khoản 9 Điều 5 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng quy định chủ sở hữu nhà chung cư muốn sử dụng căn hộ để cho thuê lưu trú du lịch theo ứng dụng Airbnb phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế và chịu trách nhiệm quản lý khách thuê lưu trú du lịch phải chấp hành Nội quy nhà chung cư.
Bên cạnh homestay, thời gian vừa qua, dịch vụ Airbnb bắt đầu được những người ưa dịch chuyển làm quen và nhanh chóng trở thành xu hướng. AIRBNB là cụm từ viết tắt từ Airbed and Breakfast (nhằm chỉ việc ngoài chỗ ngả lưng, khách thuê còn được phục vụ bữa sáng miễn phí). Đây là một dịch vụ di động nhằm kết nối người cần thuê nhà, chỗ ở với những người có nhu cầu cho thuê nhà và chỗ ở. Người cần thuê chỉ cần nhập nơi mong muốn, xác nhận thì địa chỉ của căn hộ sẽ được gửi đến. Tất cả việc thanh toán sẽ được thông qua ứng dụng này và nó sẽ thu khoản phí trung gian với cả người thuê và người cho thuê. Airbnb còn được ví von vui là Uber của ngành khách sạn. Khoản phí đối với chủ chọn thuê là 3% tổng giá trị đặt phòng, phí thu khách cần thuê phòng ở mức 6 – 12% và mức phí này sẽ hiển thị luôn trong quá trình khách sử dụng dịch vụ. Mức phí vẫn luôn thấp hơn so với các trang đặt phòng trực tuyến truyền thống. Hiện nay, mô hình phòng ở trên Airbnb ở nước ta tập trung chủ yếu ở các khu vực trọng điểm như: Đà Lạt, Sapa, TP.HCM, Hà Nội… |
-
Những điểm đáng chú ý trong Luật Nhà ở sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua
Với 85,63% đại biểu Quốc hội tán thành, sáng ngày 27/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Nhà ở sửa đổi.
-
Tin vui cho người mua nhà ở xã hội từ ngày 1/1/2025
Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có nhiều quy định mới giúp người dân dễ dàng mua nhà ở xã hội hơn.
-
Kỳ vọng từ chính sách mới, chủ đầu tư nhà ở xã hội sẽ có nhiều ưu đãi “thật”
Tình hình phát triển nhà ở xã hội sẽ tiếp tục có thêm những kết quả tích cực hơn với “trợ lực” từ chính sách. Đặc biệt, trong Luật Nhà ở (sửa đổi) thông qua mới đây, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội sẽ nh...