Khách hàng tìm hiểu một dự án căn hộ trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Trong lễ mở bán một dự án bất động sản ở TP.HCM, các khách hàng rỉ tai nhau: “Giờ mua chung cư bớt lo rồi bởi dự án nào muốn bán phải được ngân hàng bảo lãnh. Nếu chủ đầu tư không giao nhà đã có ngân hàng trả lại tiền mà chúng ta đã đóng”.
Thông tin này đang như mồi lửa nhen nhóm lại niềm tin của nhiều người mua nhà đã lụi tàn sau “trái đắng” bởi mua nhà trên giấy. Thế nhưng việc bảo lãnh đang có hướng bị lợi dụng trở thành “chiêu trò” bán hàng trên thị trường.
Đừng đánh cược với niềm tin khách hàng
Rất nhiều chủ đầu tư tuyên bố rầm rộ dự án đã được ngân hàng A, B, C... bảo lãnh, nhưng thực tế khi ra hợp đồng mua bán mới té ngửa vì thông tin bảo lãnh chỉ là vỏ bọc.
Mới đây Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách 33 ngân hàng có đủ điều kiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Điều trớ trêu là có ngân hàng được nhiều chủ đầu tư công bố bảo lãnh hàng loạt dự án lại không nằm trong danh sách này.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quy định trong Luật kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ ngày 1-7), hoạt động bảo lãnh chỉ thực chất khi chủ đầu tư và ngân hàng có ký kết hợp đồng bảo lãnh, trong đó có điều khoản: khi chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn, không triển khai dự án và nếu khách hàng có yêu cầu thì ngân hàng sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền người dân đã đóng.
Đồng thời, khi chủ đầu tư ra hợp đồng mua bán thì mỗi hợp đồng phải có một phụ lục gọi là “chứng thư bảo lãnh” do ngân hàng bảo lãnh dự án này cam kết hoàn lại tiền nếu chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn.
Thực tế vừa qua nhiều trường hợp khách hàng đã hủy cọc khi thông tin bảo lãnh chủ đầu tư đưa ra thiếu chính xác, rủi ro rơi về phía người mua.
Đại diện chủ đầu tư một dự án chung cư ở Q.9, TP.HCM - một trong số ít dự án đưa ra được hợp đồng bảo lãnh - cho rằng việc bảo lãnh của các ngân hàng đối với dự án nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà.
Nếu thực hiện bảo lãnh giả tạo sẽ đẩy rủi ro rất lớn cho khách hàng, chưa kể khách sẽ mất niềm tin vào chính chủ đầu tư. Cũng theo ông này, người mua phải yêu cầu chủ đầu tư đưa ra hợp đồng bảo lãnh đã ký với ngân hàng và chứng thư bảo lãnh đi kèm hợp đồng của từng người mua, nếu không việc bảo lãnh sẽ không còn ý nghĩa.
Rõ ràng trong thời điểm “tranh tối tranh sáng”, chờ ban hành nghị định hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản, ở góc độ kinh doanh nếu làm không khéo, chủ đầu tư lại thêm một lần nữa đánh mất niềm tin của khách hàng.
-
Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai từ ngày 10/12/2024
So với Thông tư 11, Thông tư 49/2024/TT-NHNN đã có sự điều chỉnh trong quy định về trình tự thực hiện việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai giữa ngân hàng thương mại với chủ đầu tư.
-
Chủ đầu tư phải trả phí dịch vụ bảo lãnh, không được đẩy sang cho khách hàng
Quy định về bảo lãnh là cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi cho người mua nhưng cần quy định cụ thể phạm vi bảo lãnh, có cơ chế để đảm bảo an toàn và chắn chắn ở mức hợp lý nhằn tiết giảm chi phí tối thiểu mà người mua nhà phải trả....
-
Từ 1/4/2023: Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tính thế nào?
Từ ngày 1/4/2023, Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng chính thức có hiệu lực. Xin hỏi, quy định cụ thể về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai ra sao?