Phần thảo luận bàn tròn chuyên đề về đất đai, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2022, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương là kim chỉ nam định hướng ban hành các văn bản pháp luật trong thời gian tới.Trong đó, có 3 vấn đề về tài chính đất đai liên quan.
Thứ nhất là chuyển mục đích sử dụng đất. Đây là lỗ hổng lớn mà Luật Đất đai 2013 đã không bịt được. Từ đây gây thất thoát lớn, chênh lệch địa tô và phát sinh nhiều sai phạm. Cho nên “Chúng ta cần quản lý mục đích sử dụng đất chặt chẽ”, Bộ trưởng Phớc nhấn mạnh.
Việc quản lý mục đích sử dụng đất phải chặt chẽ, nếu không sử dụng với mục đích sản xuất kinh doanh, không còn nhu cầu sử dụng, Nhà nước sẽ thu hồi lại để bán đấu giá một cách hiệu quả hơn, tạo động, nguồn lực để phát triển.
Ông Phớc lấy ví dụ ở một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, có tình trạng doanh nghiệp nhìn vào các khu đất “vàng”, tham gia cổ phần hóa để lấy những khu đất này, sau đó chuyển mục đích sử dụng sang thương mại hoặc đất ở, làm thất thoát ngân sách nhà nước.
“Đây là một lỗ hổng lớn. Chỉ một quyết định hành chính, hàng trăm tỷ hay hàng nghìn tỷ có thể mất đi”, Bộ trưởng Tài chính nói và cho rằng cần có cơ chế để bịt lỗ hổng này.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Quochoi.vn
“Sắp tới chúng ta phải rà soát, xác định lại phương pháp xác định giá đất để định ra phương pháp xác định một cách phù hợp nhất, chính xác nhất, nhất quán nhất”, ông Phớc cho hay.
Vấn đề thứ hai là giá đất. Hiện nay có 5 phương pháp xác định giá đất nhưng chưa các phướng pháp này chưa thật sự nhất quán, chính xác đã tạo nên một số lỗ hổng.
Vấn đề giao đất, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng bất cập hiện nay là không xác định rõ thời điểm xác định giá đất đến khi giao đất kéo dài trong 1 tháng, 6 tháng, hay 1 năm? Theo ông, phải quy định xác định thời gian từ khi định giá đất đến khi giao đất không quá 6 tháng, như vậy mới đảm bảo được độ chính xác.
“Khi nộp tiền vào ngân sách rồi, lúc đó mới giao đất, ông cha ta vẫn nói “tiền trao cháo múc”. Mình bán tài sản ra thì phải thu tiền, chứ bán ra mà cho nợ, đến khi tài sản đó họ bán cho người thứ ba rồi nợ không thu được, lại liên quan đến hàng nghìn người dân đã đóng tiền mua nhà, mua đất. Đây lại là hiện tượng phổ biến, đã xảy ra lừa đảo tại các dự án đô thị mà chúng ta chưa khắc phục được”, Bộ trưởng Phớc nhận diện.
Cùng tham dự phần thảo luận, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM băn khoăn khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chỉ đưa ra phương án đấu giá, đấu thầu đất. Ông Châu kiến nghị, bổ sung quy định trong Luật đất đai (sửa đổi) cho phép doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự thỏa thuận với người sử dụng đất khi thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại. Ngoài ra, ông Châu kiến nghị không quy định sở hữu nhà ở chung chung có thời hạn; Không quy định giao dịch bất động sản qua sàn.
-
Đất đấu giá chưa được cấp sổ đỏ đã được rao bán tràn lan
UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa cảnh báo người dân về tình trạng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các dự án chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã.
-
Sẽ tổng rà soát 160 dự án đang bị vướng mắc
Thủ tướng đã quyết định thành lập ban chỉ đạo để tập trung giải quyết các dự án vướng mắc, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
-
Đồng Nai kiến nghị đẩy nhanh tiến độ gỡ vướng trong triển khai các dự án Aqua City, Long Hưng, Đồng Nai Waterfront
Đồng Nai kiến nghị đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai các dự án tại phân khu C4, thuộc xã Long Hưng và một phần phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
-
Thủ tướng yêu cầu nghiêm túc công bố lãi suất cho vay, giảm thủ tục vay vốn
Sáng 14/3, kết luận Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doan...