29/12/2015 3:08 PM
7 người ngủ trên căn gác nhỏ, trần nhà rơi cả tảng, nước ngập qua đầu gối, sử dụng nến hoặc đèn dầu… là những điều khó tin nhưng mà có thật và đang diễn ra ở khu vực phố cổ.
Theo phản ánh của người dân, ngôi biệt thự Pháp cổ hơn trăm tuổi nằm ở số 10, phố Nguyễn Khắc Cần, phường Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang bị xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân sống tại đây thấp thỏm lo lắng bởi họ đang rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đường dẫn vào những căn hộ trong khu biệt thự cổ nằm trên phố Nguyễn Khắc Cần.
Còn theo tìm hiểu, khu biệt thự cổ số 10, nằm trên phố Nguyễn Khắc Cần thuộc quản lý của Xí nghiệp Quản lý nhà Hà Nội.
Trong nhà chính có 14 hộ dân sinh sống với 70 – 80 nhân khẩu. Trong đó, 3 hộ gia đình có sổ đỏ còn 11 hộ gia đình vẫn đang thuê lại của Nhà nước với mức thuê từ 150 – 350 nghìn đồng/tháng tùy thuộc vào diện được hỗ trợ.
phố cổ, Hà Nội, biệt thự, nhà cổ, xập xệ, phố-cổ, Hà-Nội, biệt-thự, nhà-cổ, xập-xệ,
Mọi vật dụng trong nhà từ thùng gạo, nồi niêu...đều được kê lên bởi dưới nền nhà luôn ẩm ướt.
Chỉ tay vào những đồ đạc được kê cao trong nhà, bà Nguyễn Kim Huệ (nhà biệt thự cổ số 10) xót xa nói: Cứ trời mưa là khổ, trong nhà cũng như ngoài sân bì bõm nước. Nước ngấm từ trên mái ngấm xuống, nước từ dưới lòng đất phun lên.
“Bởi vậy, nhà tôi đồ vật gì cũng phải kê cao để không bị ẩm ướt. Cứ mùa mưa đến là cả gia đình lại kéo nhau ra thuê nhà trọ để ngủ. Chứ nhà cửa dột nát, nước ngập qua đầu gối thì nằm ở đâu được. Còn mùa khô thì 7 người chui lên căn gác nhỏ rộng chừng 5m2 để nằm. Mang tiếng sống ở phố cổ, giữa Thủ đô mà ngày nào cũng lo mưa dột, cũng lo sập nhà…chúng tôi vẫn nói đùa với nhau rằng ở đây chết lúc nào không hay”.
Cả mảng tường trên trần nhà bị bong tróc.
Sau tiếng thở dài, bà Huệ lại cặm cụi lau dọn dưới nền nhà ẩm ướt rồi tiếp lời: “Dân chúng tôi ở đây vẫn phải dùng nến hoặc đèn dầu để thắp sáng đấy. Nhà cửa như này làm sao chúng tôi để điện được”.
Cùng chung cảnh ngộ, bà Trịnh Thị Hạnh hàng xóm sát vách với nhà bà Huệ sợ hãi nói: “Trần nhà nứt và bong tróc hết cả rồi, có hôm tôi đang nằm ngủ cả tảng bê tông rơi xuống người may mà không làm sao. Còn mưa thì không phải nói nước lênh láng khắp nhà. Thậm chí, mỗi nhà phải đào một cái hố sâu đặt máy bơm nước ở dưới để mỗi khi mưa xuống, máy bơm hút nước ra bên ngoài chứ dùng sức người tát nước không kịp”.
Ngày nào bà Hạnh cũng thấp thỏm lo nhà sập.
Không những nhà ở xập xệ, xuống cấp mà chính những nơi này nước sinh hoạt cũng hiếm hoi.
“Nằm ngủ trên nước, ăn ở với nước, thế nhưng dân chúng tôi ở đây lại không có nước sinh hoạt. Nước máy lúc nào cũng mất từ 8h sáng đến 10h đêm mới có. Nhiều hôm chúng tôi phải mang xô, mang chậu đi xin từng ít nước về để dùng”, bà Thanh trong khu biệt thự cũng kêu than.
7 người nhà bà Hạnh phải nằm trên căn gác nhỏ khoảng 5m2 ẩm mốc, hôi hám này.
Theo ghi nhận của Phóng viên, những căn nhà trong khu biệt thự cổ này xuất hiện nhiều vết nứt, nhiều mảng tưởng bị bong tróc và thấm nước nhìn nhếch nhác, hôi hám.
Thế nhưng, điều đáng nói ở đây, khu biệt thự lộ rõ sự xuống cấp nhưng vẫn được sử dụng hết công suất và dường như không có sự quan tâm của chính quyền địa phương.
PLVN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.