04/02/2013 4:03 PM
Chiều 29/1, Bộ Xây dựng công bố, nếu như năm 2010 có 19,4% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thua lỗ thì năm 2011 tăng lên 30,8% và đến 2012 vẫn ở mức cao là 30,4%. Như vậy số doanh nghiệp có lãi (hoặc hòa) chỉ còn lại 69,6%.

Theo ông Đỗ Đức Duy, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Xây dựng, cho biết: tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ngành xây dựng gia tăng mạnh trong các năm 2011 và 2012. Nếu như năm 2010 có 9.451/48.753 doanh nghiệp thua lỗ (chiếm 19,4%), thì đến năm 2011 có 14.998/48.733 doanh nghiệp thua lỗ (30,8%) và năm 2012 có 17.000/55.870 doanh nghiệp thua lỗ (30,4%).

Mặc dù đưa ra các con số song ông Duy cũng không quên cảnh báo, đây là số liệu do các doanh nghiệp báo cáo, chưa qua kiểm toán nên chưa thể phản ánh hết thực trạng thua lỗ thực tế của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Đó là chưa kể đến 2.637 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012.

Theo Bộ Xây dựng năm 2012 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có lãi là 37.197; số doanh nghiệp thua lỗ là 17.000

Trước đó, có thông tin rằng tới 80% doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản hoạt động có lãi trong năm 2012.

Theo ông Đỗ Đức Duy, lãnh đạo Bộ Xây dựng chưa báo cáo trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về con số 80% doanh nghiệp bất động sản báo lãi.

Theo tài liệu báo cáo chính thức của Bộ Xây dựng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 ngày 16/1/2013 (lấy từ nguồn số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê) tính đến ngày 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là 55.870 doanh nghiệp, gồm nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh như: xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng giao thông, xây dựng thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản…

Trong đó, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là 7.848 chiếm 14%. Trong năm 2012, số doanh nghiệp ngành xây dựng có lãi là 37.197; số doanh nghiệp thua lỗ là 17.000, tăng hơn 2.000 doanh nghiệp thua lỗ so với năm 2011.

  • Thận trọng cổ phiếu bất động sản

    Thận trọng cổ phiếu bất động sản

    Với hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) vào cuối năm 2012 và đầu 2013, nhóm CP này đã biến động mạnh, thậm chí có CP tăng giá đến 100% chỉ trong thời gian ngắn. Thế nhưng, trong khi chờ những chính sách này đi vào thực tế, nhóm CP BĐS vẫn bị xếp vào nhóm NĐT cần thận trọng đầu tư. <br/br>

  • Nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội: Kỳ vọng 2013?

    Nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội: Kỳ vọng 2013?

    Những chuyển động tích cực của thị trường BĐS những tháng trước thời điểm Tết Nguyên đán đang khiến nhiều người kỳ vọng vào năm 2013 khởi sắc hơn. Trong đó, thành công nhất là đưa được giá nhà về mức người dân mua được. <br/br>

  • HUDS nên chia sẻ khó khăn với người dân

    HUDS nên chia sẻ khó khăn với người dân

    Báo Kinh tế & Đô thị số 21 ra ngày 24/1, có bài "Các khu đô thị do HUDS quản lý: Tiểu thương tố bị chèn ép, tăng giá thuê ki ốt" xung quanh phản ánh của người dân về việc Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở & Khu đô thị (HUDS) tự ý tăng giá thuê ki ốt, không theo quy định của UBND TP Hà Nội. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã trao đổi với luật sư, đơn vị quản lý xung quanh việc tăng giá thuê ki ốt có đúng luật hay không? <br/br>

Bích Ngọc (Đất Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.