Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ tiếp tục trượt dài trong suy thoái và sẽ không thể tăng trưởng cho đến năm 2013.

Đó là nhận định từ một cuộc thăm dò mới nhất của Reuters với các nhà kinh tế, những người cũng không có kỳ vọng gì về bất kỳ phản ứng chính sách tích cực nào từ phía Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Kết quả khảo sát hàng tháng mới nhất cho thấy, Eurozone đang ở bờ vực của suy thoái trong quý đầu tiên của năm, với chỉ duy nhất kinh tế Đức tăng trưởng trong 3 tháng cho đến tháng 6, và Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 Eurozone , đang đi xuống.

Một sự cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống mức 0,05%, được dự đoán sẽ được ECB thực hiện vào tháng tới, sẽ là không đủ để ngăn chặn tình hình đang bắt đầu xấu đi, bởi tỷ lệ gần như bằng 0 này vẫn có thể có rất ít tác dụng kích thích việc đi vay.

Bất chấp việc Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi đã hứa sẽ làm bất cứ điều gì để cứu đồng euro, việc mua sắm ở quy mô lớn những tài sản nợ ngắn hạn của Tây Ban Nha và Ý vẫn có thể xảy ra vào cuối năm nay. Không có động lực cho các nhà kinh tế trông thấy về một sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ.

Ruben Segura-Cayuela, nhà kinh tế tại Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho biết, sự vắng mặt của một lộ trình xử lý cuộc khủng hoảng nợ của Eurozone đang kìm lại hoạt động tiêu dùng, đồng thời ngăn các doanh nghiệp đầu tư và thuê nhân công.

Kết quả cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, hầu hết các dự đoán đều nghiêng về khả năng nền kinh tế khu vực đồng euro, vốn đã giảm 0,2% trong quý II/2010, sẽ tiếp tục suy giảm một lượng như thế trong quý III này. Mức giảm này là cao hơn mức giảm 0,1% được dự đoán trước đó trong cuộc thăm dò tháng 7 của Reuters.

Tuy nhiên, sự trượt dài tương đối đó vẫn chưa phản ánh hết những suy thoái nghiêm trọng hơn ở Ý và Tây Ban Nha, những nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư trong khu vực đồng euro, và sự sụp đổ hoàn toàn ở Hy Lạp, nơi mà gần như 1/4 dân số hiện đang thất nghiệp.

Các nhà kinh tế đang dần tin chắc hơn về một cuộc suy thoái chính thức trong quý III này. Chỉ có một nhà kinh tế dự đoán kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng.

Cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, phần lớn các nhà kinh tế đều không kỳ vọng Ngân hàng Trung ương sẽ cố gắng để giới hạn lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha và Ý - đang được một số người đề xuất - hoặc sẽ sử dụng đến việc mua bất kỳ thứ gì ngoài trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.

Những người tham gia cuộc khảo sát có ý kiến khác nhau về về khả năng của một hoạt động tái cấp vốn dài hạn như là ECB đã tiến hành trong tháng 12/2011 và sau đó là vào tháng 2/2012, khi thị trường nhà đất đi xuống.

Cái đã thay đổi trong vài tháng qua là nhận thức về tương lai của Hy Lạp trong khu vực đồng euro. Phần lớn các nhà kinh tế dường như đều đã thay đổi cách nhìn và bây giờ đang cho rằng, tốt hơn là nên giữ Hy Lạp lại cho khu vực đồng euro.

Một vài tháng trước, chủ đề của tất cả các buổi nói chuyện đều là về sự ra đi của Hy Lạp. Ngay cả một năm trước đây, khi có một chút hy vọng để Hy Lạp có thể vực dậy tài chính của nó, phần lớn các nhà kinh tế được hỏi cho biết, những ngày ở lại trong Eurozone của Hy Lạp đang được đếm lùi.

45/64 nhà kinh tế được khảo sát vào tháng 8 cho rằng, Hy Lạp vẫn còn trong khối tiền tệ trong 12 tháng tới, so với 35/64 nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò tương tự hồi tháng 5.

Thủ tướng Hy Lạp, ông Antonis Samaras, dự định gặp mặt các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro vào tuần tới và sẽ có kế hoạch để đáp ứng với các mục tiêu thắt lưng buộc bụng nghiêm ngặt mà cho đến nay đang góp phần vào suy thoái kinh tế ở nước này.

Tuy nhiên, sự bất lực của các chính trị gia châu Âu trong vài năm qua trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và sự xuất hiện của suy thoái kinh tế do các biện pháp thắt lưng buộc bụng vẫn đang kìm lại sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

"Níu kéo lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu trong nửa cuối năm 2012 sẽ là từ khu vực đồng euro", ông Andrew Kenningham, chuyên gia kinh tế toàn cầu tại Capital Economics cho biết. "Thậm chí, nếu khu vực đồng euro có thể tồn tại được trong tình hình hiện tại, việc thắt lưng buộc bụng liên tục và mức chênh lệch tín dụng cao hơn đang cho thấy triển vọng tăng trưởng ảm đạm".

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, triển vọng thương mại năm 2012 đang xấu đi, đặc biệt tối tăm bởi các vấn đề ở châu Âu. Cơ quan này cũng tiết lộ thêm rằng, tăng trưởng đầu tư đã có chu kỳ sụt giảm dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009.

Theo Hợp Trang (ĐTCK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.