28/01/2019 7:48 AM
Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng, TP vẫn thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng, bảo trì các công trình cao tầng.

Chung cư 518 Võ Văn Kiệt bị nghiêng 45 cm. Ảnh: Ngọc Dương

Đặc biệt là các chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1975, Sở Xây dựng đã có kiểm tra và đưa ra các phân loại, đánh giá mức độ nguy hiểm và kiểm định chất lượng đối với 474 chung cư.

Kết quả có 15 chung cư cấp D - cấp nguy hiểm cao nhất đối với các chung cư (7 chung cư cấp độ hư hỏng nặng, 8 chung cư cấp độ nguy hiểm), 115 chung cư cấp C, 332 chung cư cấp B, 12 chung cư không cần kiểm định do đã và đang di dời và cải tạo, chuyển mục đích sử dụng.

Từ kết quả trên, kế hoạch trong năm 2018, UBND các quận 1, 4, 5, 6, Tân Bình đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc tháo dỡ, lựa chọn chủ đầu tư đối với 15 chung cư cấp D. Các sở - ngành hỗ trợ các quận 1, 3, 10, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng để khởi công, xây dựng các chung cư mới thay thế đối với 2 chung cư cấp D (chung cư 128 Hai Bà Trưng, Q.1; chung cư 11 Võ Văn Tần, Q.3), khởi công 5 chung cư đã tháo dỡ và hoàn thành 1 chung cư. Tuy nhiên, đến nay phần lớn các lô chung cư hư hại cấp độ D vẫn còn tồn tại.

Ông Nguyễn Văn Đực nhận định tại TP.HCM, công tác di dời, giải tỏa các chung cư cũ, xuống cấp hiện nay quá chậm trễ không chỉ do chính quyền, do ngân sách thiếu vốn mà nguyên nhân chính do người dân đòi hỏi quá cao. “Có vẻ như người dân chưa nhận thức hết được mức độ nguy hiểm của việc hằng ngày sinh sống tại các chung cư cũ.

Trên địa bàn TP có rất nhiều công trình hỏng hệ thống đà, dầm, lòi cả cột sắt... những trường hợp này mới chắc chắn sập bất cứ lúc nào”, ông Đực cảnh báo.

Về việc chậm trễ di dời, chỉnh trang xây mới các chung cư cũ xuống cấp theo KTS Khương Văn Mười khó khăn lớn nhất là thiếu kinh phí.

Để di dời một chung cư cũ, ngoài việc phải có đất xây chung cư mới, nhà nước phải lo cả kinh phí di dời và đảm bảo cuộc sống của hàng trăm, hàng ngàn hộ dân suốt thời gian chờ đợi công trình mới hoàn thiện.

Với số tiền lớn như thế, chắc chắn không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên việc kêu gọi xã hội hóa gần như không khả thi, vì đầu tư các công trình như thế hoàn toàn không có lời. “Do đó, cần chính sách thu hút đầu tư tư nhân bằng cách nới lỏng quy hoạch, cho phép chủ đầu tư xây dựng các công trình nhiều tầng hơn, nhiều căn hộ hơn so với quy định.

Sau khi đáp ứng đủ căn hộ cho các hộ dân tái định cư tại chỗ, số còn lại chủ đầu tư có thể kinh doanh lấy lời”, ông đề xuất.

Đ.Sơn - H.Mai (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.