Theo đó, trước đề nghị của Bộ Giao thông vận tải với Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án từ Bộ Giao thông vận tải về UBND tỉnh An Giang, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh An Giang xem xét, đánh giá lại sự cần thiết, tính cấp bách đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc.
Từ đó đề xuất, báo cáo Thủ tướng việc chuyển đổi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BOT.
Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc được khởi động vào tháng 10 năm 2015 sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng công trình nhằm thay thế phà Châu Giang trên tuyến N1 kết nối TP. Châu Đốc và thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang).
Theo kế hoạch lúc đó, Dự án có tổng chiều dài 3,26km, trong đó cầu Châu Đốc dài 667m, rộng 12m cho xe siêu trường, siêu trọng lưu thông. Dự kiến, tổng vốn đầu tư dự án là 931 tỉ đồng và nhà đầu tư sẽ thu phí hoàn vốn trong 25 năm và 2 tháng. Công trình sẽ khởi công trong quý IV/2015 và hoàn thành vào quý I/2017.
Điểm đầu nối vào Quốc lộ 91 khoảng Km 113+071 tại khu vực phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc (điểm đầu tuyến N1 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên); điểm cuối tại khu vực giao với đường tỉnh 953, thị xã Tân Châu.
Sau đó vào tháng 6/2017, Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng 168 – Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt – Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng 620 được Bộ Giao thông vận tải chọn là nhà đầu tư với tổng mức đầu tư 820 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do sự điều chỉnh các quy định pháp luật mới về hình thức đối tác công tư (PPP), chi phí lãi vay của dự án tăng, mức phí sử dụng đường bộ tối đa bị giới hạn, lưu lượng xe thực tế tại phà Tân Châu, Hồng Ngự giảm hơn so với lưu lượng dự báo,… Liên danh nhà đầu tư đề nghị Nhà nước hỗ trợ khoảng 190 tỷ đồng tuy nhiên đề xuất này không được chấp thuận do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 đã được phân bổ và dự án không nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư của Chính phủ.
Từ đó, dự án bị treo cho đến tháng 9/2019, quá sốt ruột trước dự án cầu Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang đã lên tiếng nhận lại (trước đó đã từ chối) và được Bộ Giao thông vận tải “hoan nghênh” chuyển giao.
Tháng 3/2020 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư của Liên danh 168 – Phát Đạt – 620.
Thu phí xe máy? Theo thông tin trên báo Đầu tư, tại buổi đàm phán với nhà đầu tư vào tháng 6/2019, Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang có đề xuất thêm phương án tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện gắn máy 2 bánh qua cầu để có nguồn thu bổ sung cho dự án (ước tính theo doanh thu khoảng 19 tỷ đồng/năm). Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải, việc thu phí sử dụng đường bộ của xe gắn máy hai bánh không nằm trong nhóm các đối tượng phải thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án đầu tư theo hình thức PPP do Bộ Giao thông vận tải quản lý. “Trường hợp UBND tỉnh An Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thì phương án thu phí dịch vụ này thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh An Giang”, Bộ Giao thông vận tải nêu quan điểm. Như vậy, sắp tới đây khi dự án được giao cho UBND tỉnh An Giang thì liệu đề xuất thu phí xe máy sẽ được áp dụng? |
-
Chậm nhất tháng 10/2024 hoàn thành cấp phép mỏ để cung ứng vật liệu cho các dự án cao tốc
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm và hoàn thành toàn bộ các thủ tục cấp phép mỏ, chậm nhất trong tháng 10/2024 đ...
-
An Giang chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng 748 tỷ đồng
Lý do chấm dứt hoạt động, nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
-
Thêm một Phó chủ tịch thành phố Long Xuyên bị bắt
Ông Đào Văn Ngọc, Phó chủ tịch TP Long Xuyên bị bắt về tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.