Theo đó, Chính phủ đề nghị các bộ ban ngành cần xem xét các chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ tiền điện nước, gia hạn tiền nộp khai thác tài nguyên, chích sách lãi suất thấp cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính được giao khẩn trương triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành. Ngân hàng Nhà nước khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được giao chủ trì, phối với với các bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền và UBTVQH về việc ban hành chính sách liên quan đến giảm mức đóng hoặc hỗ trợ từ kết dư quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn nhằm kịp thời hỗ trợ cho người lao động ngay trong tháng 9.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải xem xét chính sách giá dịch vụ hoạt động hàng không nhằm hỗ trợ các hãng hàng không trong giai đoạn chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19; yêu cầu doanh nghiệp vận tải biển niêm yết giá công khai, minh bạch các loại giá cước vận tải tránh tình trạng tăng cước bất hợp lý.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày xuống còn 30 ngày.
Trong khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao xem xét miễn nộp đoàn phí công đoàn cho đoàn viên trong năm 2021 và 2022; báo cáo UBTVQH cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm đóng phí công đoàn theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Dự kiến lũy kế đến hết năm 2021, ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Ngoài ra còn nhiều chính sách gia hạn nộp thuế, miễn giảm thuế, phí, tiền thuê đất, hỗ trợ giảm tiền điện nước…
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề ra các giải pháp phòng chống dịch kết hợp duy trì, phát triển sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng. Các địa phương cùng với doanh nghiệp nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương. Đánh giá đầy đủ khả năng của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong việc áp dụng mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến”, “3 tại chỗ” và “3 cùng” để có mô hình áp dụng phù hợp.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về lao động, thủ tục rút gọn trong tháng 9 về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.
Nới lỏng một số quy định, điều kiện về cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới nhưng tuyệt đối an toàn về phòng chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam 8 tháng: Tác động tiêu cực của dịch Covid-19
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tình hình phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế trong 8 tháng qua. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh, thâm hụt thương mại lên đến 3,71 tỷ USD, hoạt động du lịch đóng băng,…
-
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng tới mốc lịch sử 800 tỷ USD
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao....
-
Năm 2025, dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2025 hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ USD, theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ....
-
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12%
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024....