Trong Báo cáo ổn định tài chính mới nhất, FED cho biết việc Bắc Kinh giám sát quy định liên tục đối với nợ doanh nghiệp có khả năng gây căng thẳng cho lĩnh vực bất động sản và các doanh nghiệp mắc nợ cao khác. Điều này có thể tác động lan tỏa đến các công ty tài chính, khiến giá bất động sản bị điều chỉnh đột ngột, hoặc giảm mong muốn đầu tư của các nhà đầu tư ở Trung Quốc đại lục.
“Với quy mô nền kinh tế và hệ thống tài chính của Trung Quốc cũng như mối liên kết thương mại sâu rộng với phần còn lại của thế giới, căng thẳng tài chính ở Trung Quốc có thể gây căng thẳng cho thị trường tài chính toàn cầu thông qua sự suy giảm tâm lý đầu tư, gây rủi ro cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến Mỹ”, FED cho biết.
Tuyên bố được đưa ra khoảng hai tháng sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell nói rằng ông đánh giá thấp nguy cơ ảnh hưởng từ vụ việc của Evergrande vì đây là “vấn đề mang tính đặc thù với Trung Quốc”.
Evergrande, công ty xây dựng nhà lớn nhất Trung Quốc, đang vật lộn với tổng số nợ phải trả lên đến 1,97 nghìn tỷ Nhân dân tệ (308 tỷ USD). Tập đoàn này đã bỏ lỡ một số kỳ thanh toán tiền lãi cho các khoản vay từ nước ngoài trong những tháng gần đây, làm dấy lên lo ngại về nợ bất động sản tăng cao tại Trung Quốc.
Evergrande đã tạm thời thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ bằng cách hoàn trả một số khoản thanh toán đã bị bỏ lỡ trong thời gian ân hạn 30 ngày, bàn giao ít nhà hơn và trả nợ cho các nhà cung cấp.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư lớn khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Fantasia Holdings Group và Sinic Holdings Group, đã không trả được nợ trong những tuần vừa qua, khiến các nhà đầu tư lo lắng về hiệu ứng domino trong ngành.
Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư lại tranh thủ mua vào các trái phiếu bất động sản của Trung Quốc đang được bán tháo mạnh trong những tháng gần đây.
Cụ thể, Goldman Sachs Asset Management đã mua vào, ở mức rủi ro khiêm tốn, một số lượng trái phiếu nước ngoài có lợi suất cao do các nhà phát triển Trung Quốc phát hành. Một nhà quản lý danh mục đầu tư của công ty cho biết thị trường đã đánh giá quá cao các nguy cơ lây lan từ cuộc khủng hoảng nợ của quốc gia này.
Theo khảo sát của FED, các chuyên gia cho rằng các vấn đề về luật pháp và bất động sản của Trung Quốc là một trong ba rủi ro hàng đầu đối với sự ổn định tài chính của Mỹ trong vòng 12-18 tháng tới, chỉ sau lạm phát dai dẳng và các biến thể kháng vắc-xin của Covid-19.
Ngoài ra, những người tham gia khảo sát cũng quan ngại về khả năng leo thang căng thẳng Mỹ - Trung có thể gây mất ổn định thị trường, đặc biệt là xung quanh vấn đề về Đài Loan.
Những người tham gia thị trường cũng nêu quan ngại về khả năng leo thang căng thẳng Mỹ-Trung là một nguy cơ khác có thể gây mất ổn định thị trường, đặc biệt là xung quanh Đài Loan.
“Việc thắt chặt các điều kiện tài chính, có thể được kích hoạt bởi sự gia tăng lợi tức trái phiếu ở các nền kinh tế tiên tiến hoặc suy giảm tâm lý đầu tư trên toàn cầu do lo ngại rủi ro, có thể đẩy chi phí trả nợ sang các nền kinh tế và doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi (EME), đẩy dòng vốn chảy ra ngbeen ngoài và gây căng thẳng hệ thống tài chính của EME”, FED cho biết.
“Những căng thẳng này của EME có thể trở nên phổ biến và dai dẳng, gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính Mỹ một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các hoạt động hợp tác của các doanh nghiệp Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với EME”.
-
Bom nợ bất động sản Trung Quốc có thể gây sóng gió cho kinh tế thế giới
Quả bom nợ trị giá hơn 300 tỷ USD của Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đang làm rung chuyển thị trường chứng khoán toàn cầu. Liệu nó có thể gây ra sóng gió thế nào với kinh tế thế giới?
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.