15/04/2022 4:28 PM
Do sức mua đối với các mặt hàng thép của châu Âu bị suy giảm cùng với nhu cầu của thị trường nội địa chững lại buộc các nhà máy Ấn Độ phải cắt giảm giá HRC xuất khẩu để đảm bảo giao dịch.

Cụ thể, do sức mua đối với các mặt hàng thép của châu Âu bị suy giảm cùng với nhu cầu của thị trường trong nước chững lại đã khiến các nhà máy Ấn Độ từ chối chào hàng xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) trong thời gian gần đây.

Theo nguồn tin Kallanish cho biết, nhờ báo giá HRC thấp hơn đã cho phép các nhà máy Ấn Độ chốt các giao dịch trên thị trường thông thường là Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).

Các nhà máy thép của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tiếp tục cung cấp thép cuộn cán nóng HRC cho thị trường Việt Nam với giá cạnh tranh

Sắp tới, các nhà máy thép của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tiếp tục cung cấp thép cuộn cán nóng HRC cho thị trường Việt Nam. Mặc dù giá chào bán than luyện cốc đã tăng trở lại, nhưng các nhà máy sẽ cố gắng lấy ra bình quân than luyện cốc giá cao bằng nguyên liệu giá rẻ mua từ Nga để có thể cung cấp thép thành phẩm cho Việt Nam với giá cạnh tranh.

Trên thị trường, hiện giá chào bán HCR sang châu Âu đã giảm xuống còn 1.180-1.200 USD/tấn cfr châu Âu, tương đương với 1.060-1.080 USD/tấn fob Ấn Độ. Tuy nhiên trên thực tế, các giao dịch được cho là đã được ký kết với mức giá thấp hơn nhiều.

Tương tự, giá HRC của Nhật Bản cũng đã giảm xuống còn 1.120 USD/tấn cfr ở châu Âu, điều này đã làm tăng áp lực về giá đối với các nhà máy Ấn Độ, một nguồn tin giao dịch cấp cao cho biết.

Do đó, để đảm bảo các giao dịch, các nhà máy Ấn Độ đã giảm bớt các đề nghị của họ trong khu vực GCC. Các nhà máy được cho là đang chào bán HRC ở mức 1.000-1.050 USD/tấn, tùy thuộc vào loại, xuất xứ và cảng đích.

Được biết, Việt Nam là điểm đến xuất khẩu thép HRC hàng đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên trong thời gian qua, do chi phí vận tải biển tăng cao và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraina, nguồn cung HRC nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Hòa Phát đã tăng cường sản xuất mặt hàng này để cung ứng cho thị trường nội địa, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung HRC từ nước ngoài.

Hữu Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.