Tại Hội nghị triển khai Chỉ thị 01 của Chính phủ về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện mới đây, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, cơ quan này đã thực hiện rà soát và cập nhật tình hình triển khai các dự án trọng điểm thuộc Quy hoạch Điện VIII.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, hiện tiến độ một số dự án lớn đang bị chậm trễ, chủ yếu do vướng mắc, Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thiện các điều kiện pháp lý và hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo các dự án đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Hiện tại, 2 dự án điện khí Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đang được triển khai với tiến độ dự kiến vận hành vào năm 2025.
Một số dự án như Hải Lăng 1 đã hoàn tất công tác thẩm định và đang chờ phê duyệt đầu tư, dự án LNG Thái Bình đang được khẩn trương lập hồ sơ khả thi với mục tiêu hoàn thành trong quý 2/2025… Các dự án BOT lớn như Sơn Mỹ 1 và 2 các chủ đầu tư đã trình phương án trình nghiên cứu tiền khả thi, tuy nhiên vẫn gặp khó khăn cần giải quyết.
Đối với các dự án khí điện sử dụng khí trong nước, với chuỗi lô B cơ bản bám sát tiến độ, dự kiến dòng khí đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2026-2027, nhưng một số dự án như Nghi Sơn, Cà Ná và Quỳnh Lộc đang chậm tiến độ do vướng mắc về quy định pháp luật trong việc lựa chọn nhà đầu tư.
Về lưới điện, dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025, hoàn thành trong năm 2026.
Trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Quy hoạch Điện VIII đặt mục tiêu vận hành 6.000 MW trong giai đoạn 2026-2030, và Bộ Công Thương hiện đang xây dựng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, đơn vị khảo sát, cũng như xác định danh mục dự án trình Thủ tướng phê duyệt.
“Để đảm bảo tiến độ, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương, bộ ngành, và các chủ đầu tư có dự án đã được xác định nhưng đến bây giờ tiến độ vẫn chậm. Luật Điện lực đã chính thức cho phép Chính phủ quy định cơ chế đặc thù cho điện khí. Không còn lý do để trì hoãn, nếu tiếp tục trì hoãn Bộ Công Thương sẽ kiến nghị lên Chính phủ thu hồi”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, tinh thần là cả điện khí và điện gió ngoài khơi được xem xét cấp phép trong giai đoạn này đều đưa vào vận hành, hoà lưới quốc gia trước ngày 31/12/2030, nếu không sẽ mất quyền hưởng các cơ chế ưu đãi.
Để chủ động các giải pháp từ sớm, từ xa, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, đối với các dự án nguồn điện, dự án Nhơn Trạch 3và 4 đã xác định phải đưa vào vận hành quý 1/2025, đề nghị chủ đầu tư quyết liệt hoàn tất các thủ tục cần thiết phấn đấu hòa lưới điện, phát điện thương mại trong quý 1, muộn nhất quý 2/2025.
Đối với các dự án điện khí đã có chủ đầu tư bao gồm: Hiệp Phước giai đoạn 1, Quảng Ninh, Thái Bình, Quảng Trạch 2, Hải Lăng giai đoạn 1, BOT Sơn Mỹ I, BOT Sơn Mỹ II, Bạc Liêu, Long An, Ô Môn 1,2,3,4, Bộ Công Thương đề nghị các chủ đầu tư phải rất khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành trước năm 2030.
Đối với các dự án chưa có chủ đầu tư tại Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Thuận, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương phải lựa chọn được nhà đầu tư chậm nhất quý 1/2025.
-
Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 có quy mô công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam.
-
Hà Tĩnh trình Chính phủ siêu dự án điện khí quy mô 60.000 tỷ tại Khu kinh tế Vũng Áng
Dự án nhà máy nhiệt điện khí LNG Vũng Áng III, tại tỉnh Hà Tĩnh có quy mô công suất giai đoạn trước năm 2030 là 1.500 MW và giai đoạn sau năm 2030 là 3.000 MW, tổng vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp FDI có hơn 3.000 lao động làm việc tại Việt Nam muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực điện gió
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo Doosan Vina mong muốn Việt Nam tạo điều kiện để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tron...
-
Nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lên tới hàng nghìn người
Việt Nam cần khoảng 2.400 nhân lực trong trường hợp tái triển khai 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Quảng Ninh, Lâm Đồng, Thái Nguyên và nhiều địa phương đề nghị bổ sung công suất điện tái tạo vào quy hoạch
Các tỉnh Quảng Ninh, Kiên Giang, Lâm Đồng, Thái Nguyên... kiến nghị được nâng công suất điện gió, điện rác, điện mặt trời khi thực hiện điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII.