Hàng chục ngàn căn officetel, shophouse vướng pháp lý nên chưa được cấp sổ hồng. Ảnh minh họa
Cơ quan chức năng “lúng túng” vì loại hình bất động sản "mới"
Mới đây, Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) TP.HCM đã có báo cáo về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố.
Báo Kinh tế đô thị ghi nhận số liệu do VPĐKĐĐ cung cấp, đến nay có 191.348 sản phẩm nhà ở (căn hộ, nhà riêng) thuộc 398 dự án đã nộp xét quyền. TP đã cấp giấy chứng nhận cho 110.016 căn, còn 81.332 căn chưa cấp giấy chứng nhận.
Trong số 81.000 ngàn căn chưa được cấp giấy, có 17.515 căn nhà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; 5.386 căn nhà thuộc 7 dự án chủ đầu tư chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính bổ sung, đặc biệt 10.019 căn nhà bị vướng do thuộc loại hình bất động sản mới (officetel, shophouse…).
Phía VPĐKĐĐ cho biết hiện khung pháp lý về loại hình bất động sản officetel này vẫn còn để trống. Những quy định về quy chuẩn xây dựng, việc cấp giấy quyền sở hữu… đối với loại hình bất động sản mới đang làm các cơ quan chức năng lúng túng.
Tính đến nay đã 10 năm trôi qua kể từ khi dự án officetel đầu tiên được xây dựng. Hiện đã có hàng chục ngàn căn officetel được bán ra thị trường thuộc 50 dự án. Tại TP.HCM, các dự án officetel lớn có thể kế đến như Ascent Lakeside, Florita, Sky Center, Sunrise Cityview, Southgate Tower, Golden King, Kingston Residence, Garden Gate, The Manor, Sunrise Riverside, The Sun Avenue, Centana Thủ Thiêm hay Sunshine City Sài Gòn…
Tuy nhiên, Luật Nhà ở năm 2014 mới chỉ phân biệt nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích hỗn hợp để ở và kinh doanh. Căn hộ officetel rơi vào trường hợp vừa để ở vừa để kinh doanh văn phòng nên chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để các cơ quan quản lý xem xét phương án cấp quyền sử dụng.
Chủ sở hữu loại hình căn officetel gặp nhiều bất lợi khi không được đăng ký thường trú, hay tạm trú tại đó. Đặc biệt, với việc không được cấp giấy chứng nhận thì việc thế chấp vay vốn sẽ tương đối khó khăn. Ngoài ra, về mặt pháp lý, việc chuyển nhượng officetel cũng có nhiều rủi ro do quyền dân sự của chủ sở hữu tài sản chưa rõ ràng.
20.000 căn hộ ở khu Nam chưa có sổ hồng
Liên quan đến công tác quản lý đất đai, mới đây, lãnh đạo TP.HCM đã làm việc với UBND quận 7, UBND huyện Nhà Bè về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ hồng) tại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn 2 địa phương.
The báo Tuổi trẻ, tại khu Nam TP.HCM có khoảng 20.000 căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận, trong đó phần lớn nằm ở quận 7 với 16.900 căn thuộc 29 chung cư và 2 dự án nhà ở riêng lẻ và ở Nhà Bè có 3.844 căn. Bên cạnh người dân bị mất quyền lợi, việc các căn hộ chưa được cấp sổ hồng cũng ảnh hưởng đến khoản thu Ngân sách Nhà nước.
Nhiều dự dù đã đi vào hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chưa ra sổ. Ảnh minh họa
Lãnh đạo địa phương nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do xác định nghĩa vụ tài chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCN cho người mua nhà tại các dự án này. Ngoài ra, chủ đầu tư chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính nên kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ. Bên cạnh đó,
Bên cạnh đó còn có các dự án phát triển nhà ở đang bị điều tra, thanh tra, kiểm tra, đề nghị tạm dừng giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai do rà soát quá trình giao đất, chuyển nhượng, góp vốn thực hiện dự án, chuyển mục đích sử dụng đất nên ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCN cho người mua nhà...
Báo Pháp luật TP.HCM thông tin, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ đã kết luận vướng mắc nổi cộm nhất của các dự án chưa được cấp sổ hồng liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài chính. Lãnh đạo thành phố yêu cầu Sở Xây dựng lên phương án xử lý và giải quyết dứt điểm các dự án xây dựng sai thiết kế, xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư. Sở TN&MT có nhiệm vụ trẩn trương tham mưu trình UBND TP phê duyệt giá đất để các chủ đầu tư có cơ sở thực hiện nghĩa vụ tài chính.
-
UBND TP.HCM ra chỉ đạo mới với 156 dự án bất động sản, yêu cầu các sở ngành hoàn thành trước 15/4
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường giao Sở Xây dựng phối hợp cùng các sở ngành trao đổi, thống nhất với HoREA tiếp tục thực hiện các công việc được giao và hoàn thành trước ngày 15/4.
-
TP.HCM mời gọi đầu tư gần 10.000 tỷ đồng cho cao tốc TP.HCM – Mộc Bài
Ngày 6/11, UBND TP.HCM chính thức công bố lời mời đầu tư cho dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, một tuyến giao thông huyết mạch nối TP.HCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
-
Điều kiện nào để làm chủ đầu tư cao tốc 19.600 tỉ TP.HCM – Mộc Bài?
UBND TP.HCM nêu ra nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm muốn thực hiện dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. Trong đó, có yêu cầu về vốn sở hữu tối thiểu, năng lực, kinh nghiệm đã thực hiện các công trình lớn có tính chất tương tự....
-
Nghiên cứu nút giao nối cao tốc Bến Lức – Long Thành với cung đường huyết mạch tại Cần Giờ
Dự án nút giao nối cao tốc Bến Lức – Long Thành với đường Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ được nghiên cứu đầu tư với kinh phí dự kiến khoảng 2.400 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng giúp kết nối huyện đảo duy nhất của TP.HCM với tuyến cao tốc nối miề...