CafeLand - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/9, cả nước có 24.199 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 310,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 167,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Thu hút FDI trong 9 tháng năm 2017 phân theo lĩnh vực. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tính trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính đến ngày 20/9/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính đến ngày 20/9, có 1.844 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14,56 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời có 878 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6,75 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016 và 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,16 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2016.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong 18 lĩnh vực thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tổng số vốn 12,64 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,37 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,58 tỷ USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo địa bàn đầu tư, TP.HCM là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 3,74 tỷ USD. Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,15 tỷ USD. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,14 tỷ USD.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.