03/04/2014 7:44 AM
Trước sự hồi phục của nền kinh tế, đã có chỉ đạo đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tăng tổng cầu của nền kinh tế. Tăng tín dụng cũng là mục tiêu của NH trong năm nay. Tuy nhiên, sẽ khó trưởng tín dụng và kinh tế như kỳ vọng nếu BĐS vẫn bất động. sự kiện nóng

Hết gói này có gói khác

Trao đổi mới đây về gói 30 ngàn tỷ, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng gói hỗ trợ cho vay xây dựng và mua nhà ở với lãi suất thấp kéo dài hàng chục năm chứ không phải một vài năm. Nếu giải ngân hết gói tín dụng này sẽ có gói khác tương tự.

Từ đó để thấy, nhu cầu nhà ở còn cao và việc bơm vốn cho BĐS là điều cần thiết. BĐS phục hồi là kích cầu hàng chục ngành sản xuất và dịch vụ đi kèm.

Khi có gói tín dụng 50 ngàn tỷ do VNBC chủ trì, nhiều chủ đầu tư BĐS rất kỳ vọng. Đại diện Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức cho rằng, trong bối cảnh BĐS đang “khát” vốn, gói 50.000 tỷ có tác động lớn về mặt tâm lý. Đại diện một chủ đầu tư lớn khác ở TP Hồ Chí Minh lại rất quan tâm ưu điểm của gói 50.000 tỷ với cơ chế chấp nhận khoanh nợ cũ.

BĐS bất động kinh tế khó hồi phục.

“Điều này mở một cánh cửa thoát hiểm cho các dự án đang bế tắc vì nợ xấu, giúp các công trình dở dang có cơ hội hoàn thiện sản phẩm đưa ra thị trường. Dưới góc độ này, 50.000 tỷ là sản phẩm tín dụng tích cực và được mong đợi’, chủ đầu tư nhấn mạnh.

Trước một số ý kiến trang cãi về nguồn vốn cho gói tín dụng, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trước khi đưa ra con số này, VNBC và các NH đã tính toán trên cơ sở tổng tín dụng cho ngành xây dựng. Theo ước tính, tổng tín dụng cho ngành xây dựng ở thời điểm hiện tại khoảng 700.000 - 800.000 tỷ đồng, thì con số 50.000 tỷ, 100.000 tỷ vẫn còn quá ít.

“Sắp tới đây sẽ có những chương trình còn lớn hơn chương trình này”, ông Nghĩa cho biết.

Một lãnh đạo từ NHNN cũng cho biết, cùng 50.000 tỷ giữa cácNH liên kết với nhau, có 7 ngân hàng cũng đã đăng ký với NHNN là 70.000 tỷ. Như vậy là có khoảng 120.000 tỷ cho BĐS

Hồi đầu năm, BIDV có đề xuất thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà và có thể phát hành tới 100.000 tỷ trái phiếu để phát triển nhà ở xã hội, và khoảng 60.000 tỷ để mua lại các khoản vay nhà ở đủ điều kiện. Theo đó, với dòng vốn 100.000 tỷ này được NH tái cho vay thế chấp nhà ở sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, nội thất…

Trong khi đó, trên thị trường, dù không trực tiếp tài trợ cho các dự án nhưng các NH vẫn tiếp tục bơm vốn vào BĐS qua các cửa khác nhau như tiêu dùng, kinh doanh mà đối tương trực tiếp thụ hưởng là chính người mua nhà. Nhờ đó, đang có hàng chục ngàn tỷ sẵn sàng hỗ trợ cho BĐS.

Quản lý tốt không sợ tiền sai địa chỉ

Về gói 50 ngàn tỷ, đại diện VNBC đã khẳng định đây không phải là ưu đãi mà là một gói tín dụng thương mại. Hơn thế, gói tín dụng mới này chỉ khác biệt với các gói cho vay trước đây ở chỗ không cần tài sản đảm bảo, nghĩa là chủ đầu tư sử dụng vật liệu do một bên trong chuỗi liên kết cung ứng hàng hóa đến đâu, ngân hàng sẽ định giá hàng hóa đó rồi cho vay trên tỷ lệ nhất định khoảng 70%. Đặc biệt, các khoản vay mới cho chủ đầu tư đang có khoản vay ở ngân hàng khác độc lập với khoản vay cũ nên chủ đầu tư có nợ cũ vẫn tiếp tục được vay.

Tuy nhiên, việc tiếp cận được vốn vay trong chương phải tuân thủ nguyên tắc thị trường. Nếu tham gia vào gói sản phẩm này thì lãi suất sẽ mềm hơn, vòng quay vốn sẽ hiệu quả hơn, giá vật liệu xây dựng cũng mềm hơn, công trình xây dựng cũng sẽ được triển khai nhanh hơn… đấy tính ra cũng là ưu đãi.

Bên cạnh đó với các NH, bơm vốn cho BĐS là một kênh quan trọng để tăng tín dụng. Hiện nay, BĐS và mở rộng ra là vấn đề của ngành vật liệu, xây dựng, dịch vụ… liên quan đến hàng triệu người lao động bên cạnh vấn đề đầu ra, nguồn vốn và niềm tin đều là những yếu tố quan trọng. Vì thế, việc các NH quyết định bơm vốn sẽ có một tác động tâm lý để kích hoạt thị trường. Hơn thê, với mô hình liên kết 4 nhà sẽ tạo ra dòng tiền trong mối liên kết chặt chẽ giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng và người cung cấp vật liệu xây dựng. Với một mô hình quản lý tốt thì tiền dù bơm vào nhiều vẫn không đáng ngại các vấn đề rủi ro.

Có vốn, có niềm tin, thị trường sẽ hồi phục

Thực tế, thời gian qua, nợ xấu trong lĩnh vực BĐS, xây dựng và nợ có bảo đảm bằng BĐS sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của hệ thống NH. Vì thế, khi BĐS, NH không muốn đổ thêm vốn vào dù vốn dư thừa khiến cho BĐS và NH lâm vào vòng luẩn quẩn. Thị trường vẫn gặp khó khăn do thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác trong chuỗi liên kết xây dựng. Đây cũng là nút thắt chính hạn chế tăng trưởng tín dụng.Tháo được nút thắt này sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đồng thời sớm hoàn thiện các công trình dở dang, giảm tồn kho BĐS và vật liệu xây dựng.

Hiện nay, NHNN đang nghiên cứu mô hình sản phẩm tín dụng cho vay liên kết 4 nhà. Và thực tế, gói 50 ngàn tỷ do VNBC triển khai chính là một sản phẩm thực tế về liên kết 4 nhà. Theo đó, việc cho vay sẽ tạo ra dòng tiền trong mối liên kết chặt chẽ giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng và người cung cấp vật liệu xây dựng với mục đích giám sát được quá trình luân chuyển của dòng tiền này để bảo đảm an toàn tín dụng và các DN giảm thiểu việc sử dụng vốn sai mục đích, không dẫn đến mất cân đối tài chính và giảm thiểu phát sinh nợ xấu.

Ngọc Sơn (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.