Chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị Trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đặt câu hỏi, thị trường tài chính, bất động sản, tăng trưởng kinh tế là ba chân kiềng có mối quan hệ biện chứng. Thế giới có thể đang rơi vào suy thoái kinh tế, với tư cách là cơ quan có chức năng quản lý thị trường bất động sản bất động sản, xin Bộ trưởng cho biết dự báo xu thế phát triển bất động sản ở Việt Nam thời gian tới thế nào? Bộ trưởng dự kiến có giải pháp phương hướng thế nào để khắc phục những tồn tại khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh trong thời gian tới.?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Văn Cường Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thị trường bất động sản còn nhiều tồn tại liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản. Việc triển khai xây dựng dự án bất động sản tại hầu hết địa phương còn khó khăn, khiến nguồn cung sụt giảm. Số lượng nhà ở thương mại có giá phù hợp với đa số người lao động còn thiếu; nhà ở xã hội, nhà công nhân cũng thiếu. Đặc biệt, Cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, thiếu trầm trọng nhà ở cho người thu nhập thấp, trung bình.
Giá bất động sản cao hơn nhiều thu nhập của người dân. Công tác quản ký quy hoạch xây dựng và thị trường bất động sản tại các địa phương còn bất cập. Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào bất động sản chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro. Cơ cấu nguồn vốn bất động sản còn bất hợp lý. Hiện nay chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15-30% tổng mức đầu tư của dự án. Chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường.
Quý 3, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Vẫn còn tình trạng đầu cơ, găm hàng bất động sản. Ngoài ra, hoạt động thị trường bất động sản còn thiếu công khai, minh bạch do hệ thống thông tin chưa hoàn thiện.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Quochoi
Bộ trưởng Xây dựng cho biết theo kinh nghiệm thì thị trường bất động sản có biến động khi chịu tác động bởi tình hình kinh tế vĩ mô; hai là các kênh đầu tư khác không ổn định so với kênh bất động sản; ba là nguồn cung quá thiếu hoặc quá thừa; chính sách tín dụng bị thắt chặt, thiếu sự can thiệp hợp lý kịp thời của Nhà nước.
Từ đó, tư lệnh ngành xây dựng dự báo, thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục còn khó khăn, nguồn cung tiếp tục bị hạn chế. Cơ cấu có cải thiện nhưng chưa phù hợp. Các phân khúc như nhà ở xã hội, nhà giá rẻ nhu cầu còn lớn.
Ông Nghị cho biết, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ khó khăn, kiểm soát cơ cấu bất động sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bất động sản làm ăn đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, sẽ kiểm soát phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán; tháo gỡ khó khăn vưỡng mắc, đầu tư đất đai, tạo nguồn cung trên thị trường.
Các giải pháp đồng bộ, cùng với sự phối hợp đồng bộ hiệu quả của bộ ngành địa phương và hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp thì thị trường bất động sản sẽ dần cải thiện, đi vào ổn định hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
-
Thiếu gần 5 triệu m2 nhà ở xã hội, quỹ đất chỉ đáp ứng được hơn 36%
Từ 14h chiều 3/11, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị là người đầu tiên trong bốn trưởng ngành đăng đàn trước Quốc hội.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...