Bộ Tài Nguyên & Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ khung giá đất để xây dựng dự thảo bảng giá đất.
Theo văn bản, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ khung giá đất để xây dựng dự thảo bảng giá đất; xử lý giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất có hiệu lực thi hành từ ngày 19/12/2019. Đây là khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để UBND cấp tỉnh xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.
UBND cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.
Theo đó, khung giá đất chung vẫn quy định giá tối thiểu, tối đa cho các vùng. Cụ thể khung giá áp tối thiểu 40.000-120.000 đồng một m2 và tối đa 48-162 triệu đồng một m2. Theo tính toán, khung giá đất mới tăng khoảng 20% so với giai đoạn 2015-2019. Hà Nội và TP HCM là hai địa phương nằm trong vùng có khung giá tối đa 162 triệu đồng/m2.
-
Chính phủ vừa ban hành Khung giá đất mới
CafeLand - Ngày 19/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất.
-
Cần sớm có bảng giá đất để phục hồi thị trường bất động sản
Đó là ý kiến được đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 7/4....
-
Đất Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tăng giá vì điều chỉnh Bảng giá sớm
Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo cáo Tập thể UBND tỉnh việc xây dựng, điều chỉnh Bảng giá các loại đất định kỳ 05 năm (01/1/2020 - 31/12/2024) trên địa bàn tỉnh.
-
"Gánh nặng" tăng hệ số K
Các chuyên gia cho rằng, việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà và chiến lược phát triển nhà ở phân khúc bình dân.