Hình minh họa
Theo văn bản, Bộ Quốc phòng đề nghị UBND tỉnh Bình Phước thực hiện quy hoạch vị trí sân bay Hớn Quản vào quy hoạch tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lập hồ sơ gửi Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan thẩm định, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và ra quyết định phê duyệt vị trí quy hoạch sân bay chuyên dùng Hớn Quản.
Hớn Quản là sân bay được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp gắn với việc phát triển các đồn điền cao su. Hiện sân bay Técnic Hớn Quản đang do cơ quan quân đội quản lý.
UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải thống nhất giao cho tỉnh Bình Phước quản lý sân bay hiện hữu rộng hơn 100ha. Tỉnh sẽ lập dự án mở rộng sân bay lên quy mô 400 - 500ha theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Tỉnh Bình Phước muốn xây dựng sân bay lưỡng dụng nhằm chuyển hướng phát triển mạnh công nghiệp, trong đó tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng mở rộng và quy hoạch mới nhiều khu công nghiệp trên địa bàn.
Việc quy hoạch thành sân bay chuyên dùng cho phép Hớn Quản phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
Thời điểm UBND tỉnh Bình Phước đề xuất nâng cấp sân bay Hớn Quản đã tạo nên cơn sốt đất tại khu vực. Trên nhiều tuyến đường thuộc các xã An Khương, Tân Lợi (huyện Hớn Quản) trở nên ồn ào bởi dòng người, xe cộ tấp nập từ nhiều nơi đổ về mua đất. Giá đất tăng lên 250-300 triệu đồng/m2. Tuy nhiên chỉ sau 1 tuần, cơn sốt đi qua, dòng người tìm đến cũng không còn, bong bóng đã vỡ, chỉ còn lại hệ quả của một cơn sốt đất nữa vừa đi qua.
Chuyên gia nhận định sân bay Hớn Quản không phải là “cây đũa thần” làm cho nền kinh tế của Bình Phước và thị trường bất động sản Bình Phước khởi sắc chỉ trong một thời gian ngắn. Việc xây dựng một sân bay không thể là một bước ngoặt cho kinh tế toàn tỉnh.
Vệc có sân bay tại địa phương không phải là yếu tố chính để thu hút đầu tư. Những yếu tố quan trọng hơn trong việc gia tăng giá trị bất động sản và tạo sức hút trên thị trường bao gồm các tiện ích xã hội như trường học, bệnh viện, giao thông thuận lợi, và cơ hội nghề nghiệp.
-
Bình Phước và Đắk Nông họp bàn làm cao tốc 26.000 tỉ đồng
Lãnh đạo hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông vừa có buổi làm việc để bàn về phương án triển khai dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành. Theo tính toán trước đó, tuyến cao tốc kết nối TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên có kinh phí đầu tư khoảng 26.000 tỉ đồng.








-
Liên danh Vingroup-Techtra và Bình Phước ký hợp đồng cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành trị giá 19.965 tỷ đồng
Ngày 29/6, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ ký kết hợp đồng Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc -nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công-tư....
-
UBND tỉnh Bình Phước trả lời như thế nào trước kiến nghị của Tập đoàn Sơn Hải?
Ngày 26/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã trả lời kiến nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đối với việc chấm thầu gói xây lắp thuộc dự án xây dựng đường cao tốc TPHCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước dài gần 7km)....
-
Tuyến giao thông kết nối trực tiếp Đồng Nai - Bình Phước: Ưu tiên thiết kế đường trên cao
Đây là một trong những khuyến nghị quan trọng từ Ủy ban quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam được đưa ra trong văn bản số 17/MABVN gửi đến UBND tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan về dự án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến giao thông kế...