10/02/2012 4:29 AM
Bản tin của một ngân hàng vừa nêu tỷ trọng tín dụng phi sản xuất chốt năm 2011 là 15,9%, vài giờ sau, dữ liệu này bị cắt bỏ…
Bỏ lửng tín dụng chứng khoán, bất động sản...?
Đã hơn một tháng trôi qua, việc kiểm chứng yêu cầu rút tỷ trọng tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng thương mại về dưới 16% vào thời điểm 31/12/2011 vẫn chưa có cơ sở nào.

Thông tin đó có thể xem là ngập ngừng. Khởi động năm 2012, các ngân hàng cũng ngập ngừng như vậy khi triển khai tín dụng phi sản xuất.

Đã hơn một tháng trôi qua, việc kiểm chứng yêu cầu rút tỷ trọng tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng thương mại về dưới 16% vào thời điểm 31/12/2011 vẫn chưa có cơ sở nào. Nội dung này vẫn “treo” trong tổng kết và định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước khi chuyển giao năm cũ với năm mới.

15,9% tỷ trọng của ngân hàng nọ là một con số đẹp. Trao đổi với VnEconomy trước đây, TS. Lê Thẩm Dương, Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Ngân hàng Tp.HCM, “đồ” rằng con số 16% đó vào cuối năm 2011 của hệ thống ngân hàng là sẽ “đẹp”.

Còn đến thời điểm này, dự tính đó vẫn chưa rõ có khớp hay không. Bởi ở các thông tin công bố chính thức vẫn chưa có dữ liệu tổng kết thực tế thực hiện giới hạn này.

Nhưng, như ý của ông Dương, kết quả cuối cùng có thể lại không đẹp. Ở chỗ, ở ngân hàng nọ, 15,9% sít sao như vậy hẳn là sau nỗ lực lớn. Vậy, giả sử có trường hợp không rút về kịp thì sao? Liệu có công bằng giữa các nhà băng trong việc thực hiện giới hạn này?

Điều đó đến nay mới chỉ Ngân hàng Nhà nước biết. Và năm 2012 sẽ tiếp tục triển khai như thế nào, hay bỏ lửng?

Phải hỏi như vậy bởi VnEconomy đã trao đổi với 5 tổng giám đốc ngân hàng thương mại, cả 5 người trong cuộc này lại đưa ra những thông tin khác nhau.

Một tổng giám đốc ngân hàng nói với VnEconomy rằng: “Có lẽ do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên Ngân hàng Nhà nước chưa kịp thông tin định hướng. Đến bây giờ vẫn “nín thinh”. Còn ngân hàng tôi thì chỉ mới giải ngân hàng một số khoản vay nhỏ lẻ trước đã”.

Một câu trả lời khác khá rõ ràng: “Khi triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2012, hoạt động tín dụng chúng tôi vẫn tuân theo định hướng cũ của Ngân hàng Nhà nước. Giới hạn 16% đó vẫn được thực hiện, việc phân nhóm vẫn theo văn bản chỉ đạo cuối năm 2011. Tôi thấy đây là vấn đề khá rõ ràng”. Ở đây, khi chưa có văn bản bác bỏ giới hạn đó thì mặc nhiên nó vẫn có hiệu lực; song ở văn bản đưa ra giới hạn đó lại có thời điểm ấn định là 31/12/2011.

Ở câu trả lời của một người trong cuộc khác: “Cũng chưa thấy thông tin như thế nào. Chắc là cứ êm êm vậy mà triển khai thôi. Với lại đầu năm chúng tôi còn xem xét nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp rồi tính toán giải ngân cho phù hợp”.

Trong khi đó, ở kiến nghị của người trong cuộc, hay những bàn luận của giới đầu tư chứng khoán gần đây lại để cập đến một khả năng, có thể tín dụng cho đầu tư chứng khoán sẽ được xem xét thoát rổ phi sản xuất (?). Lý lẽ của khả năng nay là tín dụng cho chứng khoán cũng là một dòng vốn gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh…

Hiện chưa rõ việc thực hiện giới hạn 16% tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trên thực tế của hệ thống xét theo mỗi thành viên như thế nào, cũng chưa rõ liệu có giới hạn mới cho năm 2012 hay không. Cũng có thể, sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông tin cụ thể và rõ ràng, bên cạnh việc phân nhóm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Theo Minh Đức (VnEconomy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tai chinh
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.