Bình Dương muốn mở rộng đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (trùng Vành đai 3 TP.HCM) lên 8 làn xe
Theo Bộ GTVT, thời gian qua Bộ đã nhận được văn bản kiến nghị của UBND tỉnh Bình Dương về những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Trong đó, có kiến nghị về đầu tư bổ sung các nhánh nút giao Tân Vạn thuộc Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và đầu tư đoạn 15,3 km đường Mỹ Phước - Tân Vạn hiện hữu đi trùng đường Vành đai 3.
Bộ GTVT đã báo cáo kiến nghị này lên Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Sau đó, Phó Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu “UBND tỉnh Bình Dương làm rõ phương án thực hiện đầu tư, phương án bố trí vốn..., phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai đầu tư bổ sung các công trình nêu trên, trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định”.
Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Bình Dương khẩn trương nghiên cứu, triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn có chiều dài khoảng 15,3km là đoạn đầu tiên của tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác nhiều năm nay.
Tuy nhiên, tuyến đường này hiện chỉ có quy mô 6 làn xe và giao cắt với nhiều tuyến đường hiện hữu trong khu vực khiến thường xuyên ùn tắc, kẹt xe.
Do đó, UBND tỉnh Bình Dương mới đây đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ mở rộng đoạn đường này lên 8 làn xe để đồng bộ với quy mô Vành đai 3 TP.HCM đang triển khai.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương và hỗ trợ ngân sách để đầu tư bổ sung các nhánh để hoàn thiện nút giao Tân Vạn của dự án thành phần 5 thuộc dự án (đầu tư bổ sung hoàn chỉnh 8 làn xe cao tốc và thêm 3/5 nhánh còn lại) để phát huy hiệu quả dự án.
Về nghiên cứu bổ sung quy hoạch kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao về ga An Bình.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn Nha Trang – TP.HCM được xác định kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sau đó hướng tuyến đi dọc theo hành lang của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).
Bộ GTVT cho biết, sau khi tiếp thu một số ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án đường sắt tốc độ cao đang nghiên cứu tuyến nhánh kết nối đường sắt tốc độ cao với ga Trảng Bom để kết nối với các tuyến đường sắt khu đầu mối TP.HCM, trong đó có kết nối với tuyến Trảng Bom - Bình Triệu/Hòa Hưng (ga An Bình nằm trên tuyến đường sắt này).
Về bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Bàu Bàng - Mộc Bài: Mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy hoạch trên cơ sở các hành lang kinh tế lớn, quan trọng của quốc gia, có tính chất liên vùng hoặc kết nối liên vận quốc tế.
Cơ quan chủ trì tổ chức lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh căn cứ Quy hoạch mạng lưới đường sắt được duyệt để quy hoạch các tuyến đường sắt kết nối các đầu mối vận tải (cảng biển lớn, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các khu kinh tế, khu du lịch...) với đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận tải và khả năng huy động nguồn lực đầu tư của các địa phương.
Do vậy, Bộ GTVT ủng hộ tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh rà soát nhu cầu vận tải để nghiên cứu bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Bàu Bàng - Mộc Bài vào quy hoạch tỉnh và quy hoạch vùng Đông Nam Bộ làm cơ sở quản lý quỹ đất và chủ động huy động nguồn lực đầu tư tuyến đường sắt nêu trên.
Bình Dương là một trong những địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển nhất cả nước
Trước đó, tại Hội nghị hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023-2025 giữa hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh vào tháng 5/2023 đã có nhiều đề xuất đầu tư các dự án hạ tầng kết nối giữa hai địa phương.
Tổng Giám đốc Becamex IDC chia sẻ ý tưởng hợp tác giữa công ty này, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, VSIP tạo ra hành lang công nghiệp Phnom Penh (Campuchia) - Tây Ninh - Bình Dương - Long Thành - Cái Mép.
Từ đó có thể phát triển tuyến cao tốc dài 260km kết nối giữa Tây Ninh - TP.HCM và Bình Dương, thúc đẩy giao lưu văn hóa xã hội, phát triển kinh tế dọc theo tuyến cao tốc Phnom Penh - Bavet (cửa khẩu Mộc Bài), bổ sung kết nối công nghiệp Bình Dương - Tây Ninh, đề xuất đầu tư tuyến đường quy mô 10 làn xe.
Ngoài ra, còn có thể phát triển tuyến đường sắt công nghiệp Bàu Bàng - Tây Ninh, phát triển tuyến đường sắt Bàu Bàng - Biên Hòa - Vũng Tàu trở thành trục giao thông chở hàng về cảng biển, sân bay quốc tế Long Thành - dự án quan trọng của vùng, quyết định vai trò chiến lược logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, ga Dĩ An có giá trị chiến lược, là đầu mối trung tâm, kết nối toàn vùng, là cơ sở định vị Dĩ An trở thành trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-
Bình Dương muốn mở rộng con đường huyết mạch lên 8 làn xe
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn hiện tại có quy mô 6 làn xe được Bình Dương đề xuất mở rộng lên 8 làn xe để đồng bộ với quy mô của đường Vành đai 3 TP.HCM đang triển khai.
-
The Glamour được vinh danh với giải thưởng “Best Eco Friendly Housing Development”
Tối ngày 15/11, tại buổi lễ trao Giải thưởng Bất động sản Việt Nam (Vietnam Property Awards – VPA) 2024, The Glamour thuộc đại Đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước đã vinh dự đạt giải thưởng “Best Eco Friendly Housing Development”. Đây là thành quả xứn...
-
“Vua gỗ” một thời bị phong tỏa tài khoản ngân hàng, vừa góp vốn thành lập công ty sản xuất nội thất tại Bình Dương
Gỗ Trường Thành trước đó đã bị phong tỏa tài khoản ngân hàng do liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Doanh nghiệp này đã bị HoSE nhắc nhở vì chậm công bố thông tin trên.
-
Nhiều động thái “thay áo” sẵn đà vực dậy trong thời kỳ mới
Tín hiệu tích cực của các bộ luật, sự phối hợp - đổi mới của các doanh nghiệp và tâm lý mua nhà “có chọn lọc” của khách hàng là động thái mở ra thời kỳ mới cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Theo đó, nhà ở mang đến những giá trị thật sẽ...