Bộ GTVT vừa có công văn số 9733/BGTVT – ĐTCT gửi UBND tỉnh Bình Phước liên quan đến tiến độ chuẩn bị đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo Tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và các thủ tục cần thiết, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Sơ đồ tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trong tương quan với 7 tuyến cao tốc còn lại của TP.HCM (ảnh: invert.vn)
Trước đó, lãnh đạo Chính phủ đã chấp thuận giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bộ GTVT cũng đã bàn giao kết quả nghiên cứu kèm theo toàn bộ hồ sơ, tài liệu để UBND tỉnh Bình Phước tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện.
Tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, bao gồm hai đoạn tuyến với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên. Dự án được phân kỳ thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, sẽ đầu tư 8,6 km cho tuyến nối cao tốc từ nút giao Gò Dưa (vành đai 2) đến nút giao An Phú (Vành đai 3 TP.HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64 m.
Giai đoạn 2 sẽ đầu tư 61,1 km cho tuyến cao tốc từ An Phú đến Quốc lộ 14 (Bình Phước với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m.
Dự án sẽ được thực hiện theo phương thức PPP, với tổng mức đầu tư giai đonạ 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay). trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng hoàn thiện trước 2025.
-
Vốn đầu tư cao tốc Dầu Giây – Tân Phú tăng thêm hơn 900 tỷ đồng
Tổng vốn đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) sau khi cập nhật các yếu tố đầu vào là hơn 7.717 tỷ đồng, tăng hơn 905 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.