Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra) đã thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, nguyên đơn là Công ty TNHH Posco-Thainox Public. Sản phẩm thép không gỉ cán nguội (cold rolled stainless steel) được phân loại theo mã HS 7219; 7220.
Thái Lan tiếp nhận hồ sơ điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam
Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan rà soát tình hình xuất khẩu sang Thái Lan trong giai đoạn 2020 đến nay.
Đồng thời, theo dõi thông tin và chuẩn bị phương án ứng phó trong trường hợp Thái Lan chính thức khởi xướng điều tra; chủ động liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 4/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường.
Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tủ gỗ, gỗ dán, pin năng lượng mặt trời, tôm, cá tra, basa, máy xịt rửa áp lực cao… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá, hạt nhựa EPS, mật ong.
Theo Bộ Công Thương, việc các nước gia tăng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây là do Việt Nam vẫn tiếp tục tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng và gia tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa; mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn nhiều so với dự báo.
Mặt khác, sự gia tăng về lượng và quy mô này đã tạo ra sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Do đó, các nước nhập khẩu nhận được nhiều yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất nội địa.
-
Lợi nhuận của các “ông lớn” ngành thép được dự báo ra sao trong nửa cuối năm 2024?
Diễn biến về giá thép cuộn cán nóng HRC sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép thời gian tới.
-
Canada ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá dây thép Việt
Biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam được xác định cụ thể như sau: Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hòa Phát Hải Dương là 13,5%.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới
Theo Cục Thống kê Trung Quốc, ngành thép nước này đã báo lỗ trong hầu hết cả năm 2024, trong khi tổng nợ của cả ngành tăng lên mức kỷ lục là 5.100 tỷ Nhân dân tệ, khoảng 696 tỷ USD vào tháng 11/2024....
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 19 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
Năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 19 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
CHÍNH THỨC: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một mặt hàng thép từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với mặt hàng này từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%, có hiệu lực trong vòng 5 năm.